Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 71366 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Tìm hiểu nghị quyết về khoa học và công nghệ
Nhiệm vụ chủ yếu phát triển khoa học và công nghệ trong nông, lâm nghiệp, thủy sản (30/03/2015)
Hướng phát triển:
(1). Chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học. Tiếp tục đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, phấn đấu nâng cao trình độ công nghệ và giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản, góp phần xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả và bền vững. Quy hoạch, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu nông nghiệp công nghệ cao với quy mô và mô hình thích hợp với Hải Phòng, chuẩn bị những tiền đề quan trọng cho phát triển nền nông nghiệp đô thị sinh thái.
(2). Nghiên cứu chọn giống cây trồng, giống vật nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản. Ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học để tạo các giống cây, con mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với sâu bệnh và có khả năng thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu; xác định và phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm mới phát sinh, tạo các chế phẩm sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững.
Nội dung nghiên cứu:
(1). Nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng trong chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản, phòng nguồn dịch bệnh.
(2). Nghiên cứu ứng dụng công nghệ quản lý sau thu hoạch (Quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi).
(3). Đảm bảo môi trường sinh thái. Quản lý khai thác sử dụng nguồn nước phục vụ nông nghiệp. Nghiên cứu phát triển công nghệ và công cụ, thiết bị tiên tiến, đồng bộ cho sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản. Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ, thiết bị, vật liệu tiên tiến trong khảo sát, thiết kế, thi công các công trình thủy lợi nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu chủ động, phòng tránh thiên tai, phát triển nông nghiệp, thuỷ sản thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
(4). Xây dựng những luận cứ khoa học cho các dự án, đề án, cơ chế chính sách phục vụ chủ trương phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Hải Phòng, thành trung tâm thuỷ sản của khu vực phía Bắc.
(5). Đưa nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo vệ nguồn lợi và dịch vụ hậu cần thuỷ sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đạt trình độ các nước trong khu vực về công nghệ.
Cụ thể:
a) Về nông-lâm nghiệp
* Trồng trọt:
- Từng bước ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học trong lai tạo, sản xuất giống cây trồng chất lượng cao, nâng cao trình độ thâm canh, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. Đưa nhanh việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật vào sản xuất.
- Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ xây dựng mô hình vùng lúa cao sản, chất lượng cao và xuất khẩu, vùng rau tập trung, vùng nguyên liệu cho chế biến công nghiệp, ứng dụng các tiến bộ KH&CN triển khai hiệu quả mô hình cánh đồng mẫu lớn.
- Tiếp tục hoàn thiện công nghệ sản xuất giống lúa lai chất lượng và năng suất cao để Hải Phòng trở thành một trong những địa phương sản xuất giống lúa lai lớn của miền Bắc.
- Tập trung nghiên cứu ứng dụng, khảo nghiệm các giống lúa ở các vùng sinh thái theo xu hướng giống chất lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu. Khảo nghiệm các giống rau màu để phục vụ cho vùng rau an toàn của thành phố. Khảo nghiệm các giống cây trồng mới phục vụ chế biến và xuất khẩu. Khảo nghiệm các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh hại có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường.
- Nghiên cứu áp dụng rộng rãi các biện pháp và mô hình canh tác tiên tiến, hiệu quả cao, mở rộng diện tích cây ăn quả, hoa, cây cảnh, chọn giống có năng suất cao chất lượng tốt theo hướng sản xuất hàng hoá, cải tạo vườn tạp, phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng CNH, HĐH.
- Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng chế phẩm sinh học trên rau, lúa, phát triển mô hình vùng rau an toàn. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ một số bệnh mới phát sinh trên cây trồng.
- Nghiên cứu các biện pháp và mô hình nâng cao hiệu quả phủ xanh đất trống đồi trọc, quản lý và phát triển rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, trồng thử các cây lâm nghiệp mới.
* Chăn nuôi:
- Tiếp tục ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học trong lai tạo, sản xuất giống gia cầm, thủy cầm, gia súc có hiệu quả kinh tế cao, phục vụ chế biến và xuất khẩu.
- Khảo nghiệm các giống vật nuôi để nhanh chóng tiếp cận công nghệ lai tạo giống mới dần thay thế giống cũ, giống kém chất lượng. Thực nghiệm, lựa chọn các giống mới đưa vào cơ cấu vật nuôi. Tập trung cho chăn nuôi lợn.
- Mở rộng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương thức công nghiệp, kinh tế trang trại, gia trại, gắn với công nghiệp chế biến, sản xuất hàng hoá và xuất khẩu.
- Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng trị dịch ở gia súc, gia cầm. Xây dựng quy trình kỹ thuật, mô hình vùng an toàn dịch bệnh đối với một số bệnh quan trọng ở Hải phòng, mô hình xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Nghiên cứu sử dụng các thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm chất lượng và hiệu quả cao. Xây dựng quy trình nuôi dưỡng gia súc, gia cầm trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có của địa phương kết hợp với nguồn thức ăn bổ xung chất lượng cao.
* Bảo quản, chế biến nông sản:
- Đưa công nghệ mới vào bảo quản, chế biến theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, quy mô công nghiệp và trang trại, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tập trung vào công nghệ chế biến những nông sản chính, có sản lượng lớn, chủ đạo trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi của thành phố, có chú ý vùng nguyên liệu ở các tỉnh lân cận và hướng vào xuất khẩu. Quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi.
- Lựa chọn một cơ cấu công nghệ có trình độ hợp lý, phù hợp với quy mô hộ gia đình. Ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình.
* Cơ khí hoá, phát triển ngành nghề nông thôn:
- Lựa chọn công nghệ thích hợp ít chất thải để phát triển một số làng nghề, ngành, nghề truyền thống, tạo việc làm, phát triển công nghiệp nông thôn, ổn định xã hội.
- Hình thành mô hình cụm dịch vụ cơ khí, cơ điện phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản.
- Nghiên cứu, ứng dụng những giải pháp về cơ khí thuộc các lĩnh vực làm đất, tưới tiêu, thu hoạch, chế biến.
- Nghiên cứu công nghệ, sản xuất các dụng cụ, thiết bị phục vụ công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, nhất là trong lĩnh vực chế biến với quy mô nhỏ, hộ gia đình, trang trại như thiết bị, dụng cụ làm đất, thu hoạch, tưới tiêu, sấy, bảo quản, xay nghiền, vận chuyển cơ giới....
* Thuỷ lợi:
- Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào các công trình thuỷ lợi, các kỹ thuật và giải pháp chống xói mòn...
- Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào các công trình đầu mối và công trình thuỷ nông... bảo vệ mái đê biển, hoàn thiện giải pháp kỹ thuật xây kè biển.
- Ứng dụng mô hình điều hành tưới có trợ giúp của máy tính trong tưới tiêu; phát triển các công nghệ tưới tiết kiệm nước.
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu về mô hình dự báo xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp.
b) Về thuỷ sản
* Nuôi trồng:
+ Nghiên cứu xây dựng cơ cấu nuôi trồng hợp lý, hiệu quả trên cả 3 vùng nước mặn, lợ, ngọt. Chú ý vùng nuôi nước ngọt và nuôi biển.
+ Nghiên cứu các giải pháp chủ động cung cấp giống, nhất là những đối tượng nuôi trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Phấn đấu để Hải Phòng thành trung tâm sản xuất giống thuỷ sản miền Bắc. Nghiên cứu các mô hình, các giải pháp quản lý giống.
+ Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, hoàn thiện các mô hình nuôi trồng thuỷ sản theo hướng tập trung, thâm canh năng suất cao, nâng cao hiệu quả đầm nuôi, tận dụng và mở rộng diện tích, mở rộng nghề nuôi nhuyễn thể, lồng bè trên biển... Chú ý các mô hình nuôi kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Nghiên cứu, tổ chức sản xuất và sử dụng các chủng loại thức ăn có chất lượng, hiệu quả cao. Chú ý sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.
+ Nghiên cứu, áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường, phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thuỷ sản.
* Khai thác:
+ Tiếp tục ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật phục vụ đánh bắt xa bờ có hiệu quả như kỹ thuật dò tìm luồng cá, thông tin liên lạc phòng tránh thiên tai, mô hình kiêm nghề, hoàn thiện ngư cụ phục vụ khai thác xa bờ.
+ Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp phù hợp với sự biến động nguồn lợi vùng biển ven bờ, hiện tượng nước biển dâng.
+ Áp dụng công nghệ khai thác chọn lọc nhằm bảo vệ nguồn lợi và nâng cao hiệu quả khai thác.
+ Nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển nghề cá nhân dân.
* Bảo quản và chế biến:
+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, đặc biệt là các sản phẩm tươi sống, ăn liền.
+ Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến theo hướng phát huy năng lực công nghệ thiết bị hiện có, đồng thời từng bước đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng và đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu (đặc biệt thị trường EU và Bắc Mỹ). Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm chế biến thuỷ sản lớn ở khu vực phía Bắc, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
(Theo Đề án “Nhiệm vụ và giải pháp phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030”).
- Quan điểm phát triển khoa học và công nghệ thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định... (01/04/2015)
- Mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định... (01/04/2015)
- Nhiệm vụ chủ yếu phát triển khoa học và công nghệ Lĩnh vực ứng dụng và phát triển... (01/04/2015)
- Nhiệm vụ chủ yếu phát triển khoa học và công nghệ trong quản lý và phát triển đô... (01/04/2015)
- Nhiệm vụ chủ yếu phát triển khoa học và công nghệ trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe... (01/04/2015)