Các lĩnh vực

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến:  19
Hôm nay:  19
Tổng truy cập:  942,641

TỔ CHỨC KH&CN THUỘC SỞ

Chi tiết đề tài kết quả nghiên cứu

T.viên mạng lưới:
Viện Y Học Biển
Tên báo cáo:
Thực trạng và kết cấu giải pháp đào tạo phòng chống tai nạn thương tích của ngư dân và thuyền viên khu vực Hải Phòng năm 2014-2016
Cơ quan chủ trì:
Trường Đại học Y - Dược Hải Phòng
Cơ quan chủ quản:
Bộ Y tế
Cấp quản lý đề tài:
N/A
Chủ nhiệm đề tài:
Nguyễn Văn Tâm
Lĩnh vực quản lý:
Khoa học y dược
Thời gian bắt đầu:
01/01/2017
Thời gian kết thúc:
10/01/2018
Năm viết báo cáo:
2018
Nơi viết báo cáo:
Hải phòng
Số trang:
146
Tóm tắt:
Mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng điều kiện lao động, tỷ lệ tai nạn thương tích, một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích và biện pháp xử lý cấp cứu ban đầu của ngư dân và thuyền viên khu vực Hải Phòng năm 2014-2016. 2. Đánh giá kết quả giải pháp đào tạo phòng chống tai nạn thương tích cho ngư dân, thuyền viên khu vực Hải Phòng năm 2014-2016. Đối tượng : Ngư dân làm việc trên các tàu đánh bắt hải sản xa bờ của 3 làng nghề tại Hải Phòng bao gồm: Lập Lễ, Thủy Nguyên; Đại Hợp, Kiến Thụy; Bạch Long Vỹ, Hải Phòng. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích Kết luận: 1.1 Thực trạng điều kiện lao động, tỷ lệ tai nạn thương tích, một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích của ngư dân và thuyền viên. - Thực trạng điều kiện lao động trên tàu của ngư dân và thuyền viên. Hầm máy có nhiệt độ, tiếng ồn, rung xóc, hơi xăng vượt quá TCVSCP. Độ ẩm, gió, chiếu sáng về đêm trên boong tàu vượt quá TCVSCP. - Điều kiện lao đông trên tàu viễn dương: Hầm máy có nhiệt độ, tiếng ồn, rung xóc, hơi xăng vượt quá TCVSCP. 100% thuyền viên được trang bị bảo hộ lao động; 100% thuyền viên làm ca kíp; 100% các tàu có người phụ trách y tế, có tủ thuốc và trang thiết bị y tế thiết yếu. 1.2 Tỷ lệ tai nạn thương tích của ngư dân: - Tỷ lệ ngư dân từng bị TNTT trong 3 năm là 41,67%, TNTT thường xảy ra trên boong tàu chiếm tỷ lệ cao nhất 69,14%, do trươt ngã 26,85%, tháo nắp hầm hàng 26,14%, sửa chữa tháo nắp máy 10,86%. Nguyên nhân tử vong do chấn thương sọ não, tự tử, cướp biển bắn. 1.3 Một số yếu tố liên quan: - Ngư dân có trình độ không biết chữ, tiểu học bị TNTT cao gấp 2,34 lần trình độ THPT, nhóm bạn nghề bị TNTT cao gấp (1,77-5,02 lần) nhóm máy và nhóm lái. Ngư dân làm việc trên tàu công suất dưới 150CV bị TNTT cao gấp (4,33-6,36 lần)... - Thuyền viên có chức danh thủy thủ bị TNTT cao gấp 2,62 lần nhóm sỹ quan 1.4 Biện pháp xử lý cấp cứu ban đầu của ngư dân, thuyền viên. - Biện pháp xử lý của ngư dân: Băng vết thương cầm máu(40,56%), cố định xương gãy (5,18%). Ngư dân điều trị tại tàu 49,14%, chuyển vào đảo và đất liền 50,86%. - Biện pháp xử lý cấp cứu ban đầu của thuyển viên: Băng vết thương cầm máu(69,56%), cố định xương gãy (10,89%). Thuyền viên điều trị tại tàu 76,10%, chuyển vào cảng gần nhất 23,90%. 2. Kết quả giải pháp đào tạo phòng chống tai nạn thương tích cho ngư dân và thuyền viên; - Kiến thức của ngư dân và thuyền viên về phòng chống TNTT sau đào tạo cao hơn so với trước đào tạo: dấu hiệu gãy xương trước và sau đào tạo 9%-15%và 75%-85%; nguyên tắc cố định gãy xương trước và sau đào tạo 6%-12% và 65%- 78%. - Thực hành của ngư dân và thuyền viên về phòng chống TNTT sau đào tạo cao hơn so với trước đào tạo.
Từ khoá:
đào tạo, phòng chống tai nạn thương tích, ngư dân, thuyền viên, Hải Phòng
Nơi lưu trữ:
616N(LV)/1634

Quản trị hệ thống tra cứu

 
 

DỮ LIỆU CÁC TRƯỜNG, VIỆN