Nghiên cứu khả năng nhân giống Thù lù cạnh bằng hạt - Giải pháp nâng cao thu nhập cho ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng nhân giống Thù lù cạnh qua khả năng nảy mầm hạt sau khi xử lý hạt bằng ngâm nước ở các nhiệt độ khác nhau (nhiệt độ thường, 25°C, 45°C, 60°C, 100°C) trong 3 giờ rồi vớt ra: 1) Ủ trên đĩa pertri, 2) Gieo hạt trực tiếp trên giá thể đất nền vườn ươm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nảy mầm trung bình của hạt giống Thù lù cạnh ngâm ở nhiệt độ 45°c trong 3 giờ và sau 10 ngày gieo trên đĩa petri là cao nhất, dao động từ 53,33- 58,00%, còn tỷ lệ này với hạt giống ngâm ở nhiệt độ thường và 25°c chỉ dao động từ 24.53-48.27%. Ở điều kiện tối ưu này, tỷ lệ nảy mầm trung bình cao nhất của hạt giống xuất xứ Bến Tre và An Giang tương ứng là 58.00% và 53.33%. Tương tự, khi sử dụng giá thể đất nền vườn ươm, hạt giống xuất xứ Bến Tre và An Giang cho tỷ lệ nảy mầm đạt tương ứng là 88.00% và 83,33%. Kết quả này bước đầu cho thấy hạt được thu thập ở các vùng sinh thái khác nhau có tỷ lệ nảy mầm không khác nhau nhiều khi gieo trên cùng điều kiện thí nghiệm, bên cạnh đó tỷ lệ nảy mầm cũng phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng và môi trường. Hạt giống xử lý trong điều kiện tối ưu là nhiệt độ 45°c trong 3 giờ. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để nghiên cứu tiếp theo trong việc phát triển các tiêu chuẩn cao về chất lượng hạt giống.