Ảnh hưởng của độ mặn lên đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu của tôm sú
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm kiểm tra các thông số miễn dịch không đặc hiệu của tôm sú (Penaeus monodon) (0,84 ± 0,04 g) sau 20 tuần nuôi ở bốn độ mặn khác nhau (5‰, 15‰, 25‰ và 35‰). Kết quả cho thấy, các thông số miễn dịch không đặc hiệu của tôm nuôi sú nuôi ở độ mặn 25‰ và 35‰ cao hơn độ mặn 5‰ (p < 0,05). Bạch cầu đơn nhân, bạch cầu hạt, hoạt tính PO và hoạt tính lysozyme của tôm nuôi ở 25‰ và 35‰ cao hơn độ mặn 5‰ (p < 0,05). Hoạt tính SOD của tôm nuôi ở độ mặn 35‰ cao hơn các độ mặn 5‰, 15‰ và 25‰ (p < 0,05). Tuy nhiên, khác biệt không có ý nghĩa thống kê về hoạt tính RB của tôm sú nuôi ở bốn độ mặn khác nhau. Tỷ lệ thực bào, chỉ số thực bào của tôm nuôi ở 25‰ và 35‰ cao hơn các độ mặn 5‰ và 15‰ (p < 0,05) khi tôm được cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio alginolyticus. Kết luận rằng tôm sú P. monodon được nuôi ở 25‰ đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu và khả năng thực bào đối với vi khuẩn V. alginolyticus cao hơn tôm nuôi ở độ mặn 5‰ và 15‰.