Đánh giá khả năng sinh Polyphenol và kích thích sinh trưởng thực vật của vi khuẩn nội sinh phân lập từ cây tầm ma
Năm xuất bản
2024Tác giả
Đỗ, Quang Trung
Đỗ, Danh Quang
Đinh, Mai Vân
Metadata
Hiển thị đầy đủ biểu ghiTóm tắt
Tóm tắt nội dung: Cây tầm ma (Urtica dioica L.) là cây dược liệu được sử dụng rộng rãi trong y học do chứa nhiều loại hợp chất có hoạt tính sinh học. Nghiên cứu này nhằm phân lập vi khuẩn nội sinh từ cây tầm ma để thu được các hợp chất có hoạt tính sinh học của chúng. Các mẫu từ cây tầm ma được khử trùng bề mặt và ủ trên đĩa môi trường dinh dưỡng để các chủng vi khuẩn nội sinh phát triển. Kết quả thu được 07 chủng vi khuẩn nội sinh (LG1 đến LG7) từ cây tầm ma, trong đó hai chủng vi khuẩn nội sinh, xác định là chủng Bacillus cereus LG1 và Bacillus cereus LG7, có khả năng tổng hợp chất polyphenol lớn nhất (lần lượt là 187,81 và 281,03mg GAE/l). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một số khả năng khác của hai chủng này như tổng hợp enzyme ngoại bào (amylase, cellulase và protease), và tổng hợp IAA. Dịch nuôi của hai vi khuẩn nội sinh này kháng lại hầu hết các chủng vi sinh vật thử nghiệm và hiệu quả cao nhất ở nồng độ 20 mg/ml. Hơn nữa, dịch nuôi vi khuẩn (nồng độ 20 mg/ml) cho thấy khả năng kích thích sự nảy mầm của hạt giống được thử nghiệm. Các kết quả nghiên cứu này cho thấy B. cereus LG1 và B. cereus LG7 được phân lập từ cây tầm ma có thể là nguồn cung cấp chất polyphenol tiềm năng.