Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1671 |
Tổng truy cập : | 559,287 |
Trồng trọt
2 giai đoạn sinh trưởng quan trọng của lúa xuân
Giới thiệu 2 giai đoạn sinh trưởng quan trọng của lúa xuân là sinh dưỡng và sinh thực để bà con canh tác đạt năng suất cao
2 giai đoạn sinh trưởng quan trọng của lúa xuân
Theo sinh lý cây trồng, đời sống cây lúa có thể phân làm 2 giai đoạn sinh trưởng là sinh dưỡng và sinh thực.
1. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng
Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ lúa gieo mạ đến lúa đứng cái. Trong vụ xuân, giai đoạn này thường kéo dài khoảng 35-50 ngày tùy giống, số giờ nắng... Giai đoạn này bộ rễ phát triển trong lớp đất nông (khoảng 3-5cm) và lan rộng theo độ che phủ của lá lúa, khi bộ lá lúa che kín hàng cũng là lúc bộ rễ lúa đan kín mặt ruộng.
Nhiệm vụ chính của cây lúa giai đoạn này là đẻ nhánh, vươn lá, vươn bẹ nên nhu cầu dinh dưỡng nhiều nhất là đạm, kali và ít lân cùng trung, vi lượng.
Trong vụ xuân, giai đoạn này thường diễn ra trong điều kiện nhiệt độ thấp, trời âm u, ít nắng, cây lúa sinh trưởng chậm và thường kéo dài thời gian sinh trưởng. Sâu bệnh phát sinh nhiều, chủ yếu là bệnh đạo ôn và sâu cuốn lá. Nếu bón nhiều đạm quá, lúa sẽ đẻ nhiều, đẻ nhôi nhai, thân mềm, lá mỏng, lôi cuốn sâu bệnh nhiều hơn.
2. Giai đoạn sinh trưởng sinh thực
Giai đoạn sinh trưởng sinh thực được tính từ lúc phân hóa đòng đến lúa chín. Thời điểm chuyển sang giai đoạn sinh thực được tính từ khi bộ lá lúa đứng hơn, các lá “bằng đầu” hoặc khi lúa bắt đầu cứng gốc, tròn gốc.
Từ đây, hình thành lớp rễ thứ 2 phát triển xuống các lớp đất phía dưới, khi cây lúa trỗ bông là lúc thân cây đạt chiều cao lớn nhất, bộ rễ cũng xuống lớp đế cày và đạt độ sâu lớn nhất. Cung cấp đủ dinh dưỡng giai đoạn này giúp quá trình làm đòng, trỗ bông thuận lợi, bộ lá tốt bền và cho bông to, nhiều hạt mẩy.
Ngoài các chất trung, vi lượng, cây lúa rất cần nhiều lân và cân đối đạm, kali để phân hóa mầm hoa, giúp cứng gốc, chống chịu sâu bệnh và tích lũy đường bột. Đặc biệt, chân ruộng chua trũng lại thiếu lân sẽ kìm hãm giai đoạn phát triển, cây lúa chậm làm đòng, thậm chí lúa bị “trẻ mãi không già”.
Giai đoạn này thường diễn ra vào cuối mùa xuân, sau tiết Thanh minh, nhiều khi còn ít nắng, đặc biệt nếu có rét Nàng Bân sẽ còn rét đậm và mưa dầm dề gây thối hoa, chết hạt phấn... bệnh đạo ôn cổ bông và các loại sâu bệnh khác phát sinh gây hại nhiều hơn. Hơn nữa, nếu lại thiếu lân và dinh dưỡng trung, vi lượng thì vừa hạn chế sức chống chịu sâu bệnh và ngoại cảnh bất thuận, vừa hạ thấp năng suất, chất lượng cơm gạo...
71314-ntm.003086_2-giai-doan-sinh-truong-quan-trong-cua-lua-xuan.pdf