Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1620 |
Tổng truy cập : | 558,905 |
Tri thức khoa học khác
5 lưu ý cần thiết trước khi ăn đỗ xanh
Đỗ xanh là một loại thực phẩm dưỡng sinh giúp thanh nhiệt, giải độc. Trình bày một số lưu ý khi ăn đỗ xanh: người có thể chất hàn, lạnh không nên ăn đỗ xanh; đói bụng không nên ăn đỗ xanh; không nên ăn đỗ xanh hàng ngày; uống thuốc Đông y không nên ăn đỗ xanh…
Người thể chất hàn lạnh có biểu hiện là chân tay lạnh thiếu lực, lưng, chân đau nhức, đi ngoài phân lỏng. Những người này ăn đỗ xanh càng làm bệnh tình nặng thêm, thậm chí gây ra đau bụng đi ngoài nhiều dẫn đến mất nước, huyết khí ngừng trệ làm cho cơ bắp khớp đau nhức, tỳ dạ dày yếu, lạnh dẫn đến các bệnh về hệ thống tiêu hóa ví dụ như viêm dạ dày mãn tính...
Ăn đỗ xanh giúp phòng ngừa say nắng, chữa trị trúng độc thực phẩm, có hiệu quả chữa trị nhất định đối với sưng nhiệt, nhiệt khát, nhiệt kiết lỵ, đậu mùa vv. Nhưng những người đang uống thuốc không thích hợp ăn.
Đói bụng không nên ăn đỗ xanh:
Đỗ xanh tính hàn, bụng đói ăn không tốt cho dạ dày. Ngoài ra, người yếu cũng không nên ăn bởi vì hàm lượng protein trong đỗ xanh nhiều hơn cả thịt gà, khi chức năng tiêu hóa dạ dày đường ruột của những người này kém, dễ vì tiêu hóa không tốt gây ra đau bụng đi ngoài.
Không nên ăn đỗ xanh hàng ngày:
Ăn vừa vặn không sao, người lớn thường ăn 2-3 lần/tuần, mỗi lần một cốc là được. Trẻ em lại cần dựa vào cơ địa cụ thể của từng bé để định, tốt nhất nên tư vấn bác sỹ trước. Thông thường, trẻ em 2-3 tuổi khi bắt đầu ăn cháo, có thể ăn một chút đỗ xanh. Sau 6 tuổi mới ăn theo lượng người lớn. Thông thường ăn quá nhiều đỗ xanh sẽ gây ra bệnh dạ dày, đường ruột. Nữ giới ăn đỗ xanh quá lượng sẽ bị các bệnh phụ khoa như: có bạch đới, bị trướng bụng, đau bụng kinh vv.
Uống thuốc Đông y không nên ăn đỗ xanh: Đỗ xanh khí vị ngọt hàn, không độc, hóa giải toàn bộ thảo mộc. Dân gian thường xem đỗ xanh là một thủ pháp cấp cứu trúng độc. Vì vậy, đỗ xanh và thuốc Đông y không thể đồng thời uống cùng nhau.
77457-ntm.00197_luu-y-khi-an-do-xanh.pdf
Tùng Đan
- Các chất giúp da khỏe, chống lão hóa (05/08)
- Công dụng của cây Chanh dây (20/07)
- Cách lựa chọn rau, quả an toàn (20/07)
- Hướng dẫn người dân cách xử lý nước sinh hoạt khi mưa lũ (01/06)
- Hướng dẫn xử lý nước sinh hoạt cho nhân dân vùng lũ (01/06)
- Định hướng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới sau năm... (01/06)