Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1126 |
Tổng truy cập : | 557,733 |
Chăn nuôi
8 mẹo cải thiện lượng ăn vào và năng suất heo nái
Tối ưu hóa lượng ăn vào là một trong những thách thức lớn nhất đối với việc quản lý heo nái đang nuôi con. Có nhiều cách mà môi trường sống của heo nái ảnh hưởng tới lượng ăn vào ví dụ như nhiệt độ, độ ẩm và hệ thống chuồng trại. Tuy nhiên, có một số cách quản lý về khẩu phần ăn uống có thể giúp tối ưu lượng ăn vào.
Tối ưu hóa lượng ăn vào là một trong những thách thức lớn nhất đối với việc quản lý heo nái đang nuôi con.
Nếu lượng ăn vào không đủ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của heo nái, thì kết quả là sự cân bằng năng lượng tiêu cực. Điều này sẽ làm giảm khối lượng, ảnh hưởng đến hoạt động và tuổi thọ của đàn. Sản lượng sữa cũng sẽ bị ảnh hưởng và có tác động tiêu cực tới khả năng tăng trưởng của heo con.
Heo nái đang ăn gì
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những lứa heo được nuôi bởi heo nái có lượng ăn vào cao hơn sẽ có khối lượng cai sữa lớn hơn đáng kể, cho dù heo con có khối lượng sơ sinh trung bình hay thấp. Ảnh hưởng của lượng ăn vào của heo nái ở lứa heo con nhẹ cân thậm chí còn rõ rệt hơn, với tỷ lệ tử vong trước cai sữa giảm gần 50%. Hiệu quả này tiếp tục trong 10 tuần sau khi sinh – heo con nặng hơn khi cai sữa và sau đó lớn nhanh hơn – cho thấy sự phát triển được cải thiện.
Có nhiều cách mà môi trường sống của heo nái ảnh hưởng tới lượng ăn vào ví dụ như nhiệt độ, độ ẩm và hệ thống chuồng trại. Tuy nhiên, có một số cách quản lý về khẩu phần ăn uống có thể giúp tối ưu lượng ăn vào:
1. Nguyên liệu
Heo nái nhạy cảm với chất lượng và sự thay đổi của nguyên liệu trong khẩu phần ăn của chúng. Điều này có thể làm giảm lượng ăn vào tạm thời hoặc lâu dài. Nếu có thể, việc xây dựng khẩu phần ăn cho heo nái nuôi con phải được duy trì ổn định trong suốt thời gian cho ăn, để tránh khả năng làm giảm lượng thức ăn hoặc rối loạn tiêu hóa. Cần xem xét độ ngon của nguyên liệu và giám sát cả chất lượng – bao gồm cả sự hiện diện của các yếu tố kháng dinh dưỡng.
Trong công thức thì một số yếu tố, chẳng hạn như chất xơ hoặc hàm lượng muối cũng có thể ảnh hưởng đến lượng ăn vào.
2. Độc tố nấm mốc
Heo đặc biệt nhạy cảm với độc tố nấm mốc và nhiều độc tố đã được biết tới là nguyên nhân gây giảm lượng ăn vào. Zearalenone còn ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản ở heo. Heo nái mang thai và nuôi con có thể gặp nhiều rủi ro hơn do độc tố nấm mốc so với động vật đang phát triển, đặc biệt là với nguồn nguyên liệu thô bị ô nhiễm được sử dụng hàm lượng cao. Các công ty thức ăn chăn nuôi nên cẩn trọng trong việc kiểm tra nguyên liệu thô và thức ăn thành phẩm. Các nhà chăn nuôi tự trộn hoặc sử dụng một số loại ngũ cốc của họ cũng nên tìm các lời khuyên từ các thử nghiệm. Tuy nhiên, độc tố nấm mốc cũng có thể hình thành khi thức ăn được bảo quản kém, do đó, vệ sinh thức ăn, điều kiện bảo quản tốt và làm sạch thường xuyên là điều cần thiết. Việc sử dụng các chất xử lý độc tố nấm mốc trong thức ăn là một phương pháp hữu ích, giúp hỗ trợ lượng ăn vào và năng suất tối ưu, chống lại sự ô nhiễm độc tố nấm mốc trong thức ăn.
3. Khả năng tiêu hóa thức ăn
Với mục tiêu đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng tối ưu cho sản xuất sữa, thì điều cần thiết là heo nái phải tận dụng được tối đa lượng thức ăn mà chúng ăn vào. Việc tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn có thể thực hiện bằng cách lựa chọn nguyên liệu thô và bổ sung các enzyme để cải thiện khối lượng cai sữa của heo con mà không làm tăng lượng ăn vào của heo nái. Điều này chứng tỏ khả năng của các chất phụ gia bổ sung tăng lượng dinh dưỡng hấp thu từ đó tăng lượng sữa.
Sự giảm khối lượng heo nái cũng giảm ở heo hậu bị và nái già. Hiệu quả cũng được cải thiện đáng kể với sự cải thiện 10.3% trong khẩu phần thức ăn heo nái về khối lượng lứa đẻ. Minh chứng cho thấy việc cải thiện 8.7% năng lượng tiêu hóa trong khẩu phần ăn có bổ sung enzyme cho heo nái, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, sau đó được chuyển đổi sang sữa và tăng khối lượng cai sữa của heo con.
4. Chất lượng nước và số lượng nước
Nước cần thiết cho sự sống và nếu heo nái khát, chúng khó có thể ăn ở mức tối ưu. Tiêu thụ nước cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng phân và nếu vật nuôi bị táo bón, lượng thức ăn sẽ giảm.
5. Thức ăn lỏng – ướt so với thức ăn khô
Việc sử dụng thức ăn lỏng có thể làm tăng lượng sử dụng thức ăn và nước. Tuy nhiên, bất kì sự suy giảm chất lượng thức ăn nào cũng sẽ có tác dụng ngược lại. Ví dụ với thức ăn khô, việc cho ăn không đúng hay máng ăn bẩn cũng làm giảm cảm giác ngon miệng hoặc thậm chí làm giảm lượng dinh dưỡng hấp thu.
6. Theo dõi trong thời gian mang thai và nuôi con
Đúng như câu nói “bạn không thể thay đổi những gì bạn không biết”. Việc cho ăn tự do hay ăn theo bữa không quan trọng. Quan trọng là chúng ta phải biết được heo nái đang ăn bao nhiêu, từ đó có thể đưa ra dự đoán các vấn đề cũng như có thể tối ưu hóa như thế nào. Heo đực giống sẽ ăn ít hơn heo nái đẻ lứa thứ hai hoặc thứ ba, tương tự như vậy đối với heo nái già, từ đó việc quản lý cho ăn phải được điều chỉnh phù hợp.
Ngoài ra còn có mối liên hệ trực tiếp giữa lượng thức ăn mà một nái ăn trong thời gian mang thai và lượng thức ăn sẽ tiêu thụ trong quá trình cho con bú – việc hạn chế lượng thức ăn trong thời gian mang thai đã được chứng minh là làm tăng lượng thức ăn trong quá trình tiết sữa. Tuy nhiên, cần tránh việc heo nái đói do ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình trao đổi chất, đồng thời không làm ảnh hưởng tới lượng ăn vào của heo nái để sản xuất sữa trong thời gian nuôi con.
7. Khối lượng thức ăn và thời gian cho ăn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng heo nái ăn thức ăn chủ yếu vào buổi sáng và buổi tối, ăn ít hơn vào giữa ngày. Việc ăn vào giữa ngày càng giảm ở những nơi có khí hậu nóng do thời điểm này dễ xảy ra stress nhiệt nhất. Quản lý việc cho ăn cần đảm bảo có đủ thức ăn cho heo nái vào đầu và cuối ngày.
8. Tăng độ ngon miệng
Chất làm tăng độ ngon miệng trong khẩu phần ăn đã được sử dụng thành công để cải thiện lượng ăn vào ở heo nái. Một thử nghiệm được thực hiện trong điều kiện stress nhiệt cho thấy lượng ăn vào tăng từ 5,08kg/ngày lên 6,02 và 6,60 khi khẩu phần có bổ sung chất tăng độ ngon miệng với liều tương ứng là 250 hoặc 500g/tấn.
Hoạt động cho ăn cũng thay đổi, heo nái ăn nhiều hơn trong mỗi bữa ăn. Năng suất heo nái và heo con được theo dõi, với mức tăng lượng sữa lần lượt là 11% và 51%. Kết quả là khối lượng cai sữa của heo con được tăng lên đáng kể.
Điều tốt nhất cho heo nái cũng là tốt nhất cho heo con
Lượng ăn vào không chỉ quan trọng ở giai đoạn nuôi con; Điều quan trọng đối với năng suất tổng đàn trong tương lai là heo nái bước vào giai đoạn tiếp theo trong điều kiện tối ưu. Với heo hậu bị, không chỉ dinh dưỡng tối ưu cần thiết để hỗ trợ sản xuất sữa mà còn là sự tăng trưởng và phát triển liên tục khi là heo nái chưa trưởng thành. Bất kì stress dinh dưỡng nào đối với heo nái trong thời kỳ nuôi con, đặc biệt là heo hậu bị sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tuổi thọ của chúng.
Với heo con, việc làm đúng ngay từ đầu sẽ giúp chúng phát triển tốt các giai đoạn về sau. Mục tiêu chính của nhà sản xuất là chất lượng cao để đảm bảo cân nặng tối ưu khi cai sữa và hiệu quả tăng trưởng liên tục. Để đạt được điều này: dinh dưỡng, lượng ăn vào và quản lý thức ăn của heo nái cần được theo dõi và kiểm soát cẩn thận.
25335-ntm.003319-8-meo-cai-thien-luong-an-vao-va-nang-suat-heo-nai.pdf