Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1090
Tổng truy cập : 55,561

Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ

Bài thuốc chữa bệnh thường gặp vào mùa mưa

Bài trích giới thiệu những bài thuốc chữa một số bệnh thường gặp vào mùa mưa khi mưa làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, độ ẩm cao, thiếu ánh nắng mặt trời khiến quần áo, mùng mền bị ẩm mốc: cảm lạnh, bệnh ngoài da, đau bụng, tiêu chảy, viêm khớp, sưng khớp,..


Mưa thường làm các nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, độ ẩm cao, thiếu ánh nắng mặt trời khiến quần áo, mùng mền bị ẩm mốc... Đó là những yếu tố dễ phát sinh nhiều bệnh tật như tiêu chảy, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, đau nhức xương khớp...

Cảm lạnh

Mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, cơ thể bị nhiễm phong hàn, người bệnh có biểu hiện người lạnh, chân tay lạnh, rét run, tim đập nhanh nhỏ, huyết áp xuống hơi thấp. Dùng ngay bài thuốc: phòng sâm 20 g, hoàng kỳ 16 g, bạch truật 16 g, sinh khương 6 g, quế chi 10 g, thiên niên kiện 10 g, cam thảo 15 g, trần bì 12 g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống nóng. Có thể dùng bài: nhân sâm 15 g, hoàng kỳ (sao mật) 16 g, đương quy 16 g, bạch truật 16  g, ngũ gia bì 16 g, thiên niên kiện 10 g, quế chi 8 g, phụ tử 6 g, chích thảo 15 g, sinh khương, đại táo 7 trái, ngũ vị 16 g. Sắc uống ngày 1 thang, uống nóng. Người bệnh cần được ủ ấm, dùng dầu gió xoa vào vùng rốn, vùng lưng, bàn tay bàn chân.

Bệnh ngoài da

Mưa khiến môi trường ẩm ướt, thiếu ánh nắng mặt trời, một số vùng da bị nấm gây ngứa ngáy, gãi nhiều làm da bị trầy xước, tại vùng tổn thương da có màu đỏ, sần da, tiết dịch... Nấm có thể lây lan nhanh nếu không được chữa trị kịp thời. Lúc này cần dùng những bài thuốc: ngân hoa, liên kiều, nam hoàng bá, kinh giới, lá dành dành mỗi vị 12 g; bạch chỉ 10 g, củ dong 10 g, hoàng liên 8 g, sài đất 16 g, lá đơn đỏ 16 g, chi tử 12 g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Dùng liên tục 5 - 7 ngày cho tới khi hết các triệu chứng. Đồng thời kết hợp dùng bài thuốc rửa: kinh giới, lá sả, lá mít, lá tía tô mỗi vị 20 g; kim ngân 12 g, thiên niên kiện 10 g, lá lốt 10 g, lá xương sông 10 g. Các vị cho vào ấm, đổ nước 500 ml, đun sôi để ấm. Dùng nước này rửa nơi tổn thương ngày 2 lần. Công dụng: chống ngứa, chống nấm, làm khô nơi tổn thương làm da mau lành.

Đau bụng tiêu chảy

- Búp ổi 15 g, lá khổ sâm 15 g, lá đinh lăng 19 g, bạch truật 12 g, trần bì 10 g, cỏ sữa 20 g, cỏ mực (sao) 20 g, cây cứt lợn 16 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống trong ngày, có thể gia thêm 3 - 4 lát gừng.

- Hoài sơn 16 g, liên nhục 16 g, bạch truật 16 g, trần bì 10 g, cỏ mực 16 g, sinh khương 4 g, lương khương 10 g, tất bát 12 g, hậu phác 12 g, ngũ gia bì 16 g, lá đắng 12 g, lá nhót 16 g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Nếu tiêu chảy có lẫn máu, dùng: cỏ mực sao đen 20 g, kinh giới sao đen 18 g, chi tử sao đen 16 g, hoài sơn 16 g, nam hoàng bá 16 g, bạch truật 16 g, bạch linh 12 g, cam thảo 12 g, đương quy 12 g, cát căn 16 g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liên tục 5 - 7 ngày cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Tiếp theo có thể cho người bệnh uống nước gạo tẻ (50 - 80 g) sao cho tới khi hạt gạo sậm màu là được; khoai lang xắt lát phơi khô sao vàng 40 g. Cho 2 vị vào ấm, đổ 2 lít nước, đun sôi để làm nước uống trong ngày. Công dụng: bổ tỳ, cầm tả, bổ sung lượng nước cho cơ thể.

Viêm khớp, sưng khớp

- Nam tục đoạn 18 g, độc hoạt 16 g, thạch xương bồ 16 g, ngải diệp 12 g, thổ phục linh 20 g, hy thiêm 16 g, tang ký sinh 16 g, ngũ gia bì 16 g, kê huyết đằng 16 g, quế chi 10 g, thiên niên kiện 10 g, đương quy 16 g, hà thủ ô 16 g, cẩu tích 12 g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống sau bữa ăn.

- Ngải diệp 12 g, tất bát 12 g, xuyên khung 10 g, tục đoạn 18 g, xấu hổ 20 g, thổ phục linh 20 g, bưởi bung 16 g, cát căn 16 g, kinh giới 16 g, kê huyết đằng 16 g, quế chi 6 g, thiên niên kiện 10 g, trần bì 12 g, cẩu tích 12 g, tang chi 16 g, đinh lăng 16 g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Dùng 10 - 12 ngày là một liệu trình.

Nếu mất ngủ, gia: hắc táo nhân 16 g, lá vông 20 g.

Nếu lạnh bụng, đi tiêu phân lỏng: sinh khương 6 g, bạch truật 12 g, phụ tử 5 g.

 


8643-bai-thuoc-chua-benh-thuong-gap-vao-mua-mua.pdf