Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1747 |
Tổng truy cập : | 559,549 |
Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
Bài thuốc trị trẻ đầy bụng do hư trướng
Trẻ bị đầy bụng do hư trướng có triệu chứng: Tinh thần mỏi mệt, da mặt vàng. Nếu không điều tri, bệnh càng nặng, người gầy, miệng họng khô khát, ăn uống không tiêu dẫn đến bệnh tỳ hư, tỳ cam. Bài viết giới thiệu một số bài thuốc trị theo từng thể.
Theo y học cổ truyền, trẻ bị đầy bụng do hư trướng phần nhiều do tỳ hư lâu ngày, hoặc do thổ tả tổn thương tỳ khí, kiện vận thất thường khiến ăn uống không tiêu, bụng đầy căng
Trẻ bị đầy bụng do hư trướng có triệu chứng: Tinh thần mỏi mệt, da mặt vàng. Nếu không điều tri, bệnh càng nặng, người gầy, miệng họng khô khát, ăn uống không tiêu dẫn đến bệnh tỳ hư, tỳ cam. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể.
1. Trẻ bị đầy bụng do hư trướng
Biểu hiện: Bụng đầy trướng, tinh thần mỏi mệt, da mặt vàng, không muốn ăn uống.
Phép trị: Kiện tỳ tiêu trướng.
Bài thuốc -"Hương phác tứ quân tử thang gia giảm": Nhân sâm 4g, bạch truật 4g, phục linh 4g, cam thảo 4g, hương phụ 4g, hậu phác 4g. Các vị sắc với 3 bát nước, đun còn 1 bát uống trong ngày.
Tác dụng: Trị tỳ vị hư, bụng đầy, ăn uống kém.
Dẫn giải: Nhân sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo bổ hư; hương phụ, hậu phác lợi khí tiêu trướng.
2. Biểu hiện bụng to, nổi gân xanh, người gầy
Phép trị: Kiện tỳ, hòa vị, hóa đờm.
Dùng bài- Sâm linh bạch truật tán gia giảm: Nhân sâm 4g, bạch truật 4g, phục linh 4g, biển đậu 4g, ý mễ 4g, sơn dược 4g, liên nhục 4g, trần bì 4g, sa nhân 2g, cát cánh 4g, cam thảo 2g, kiên liên tử 4g, đại táo 3 quả. Tán nhỏ làm hoàn hoặc sắc uống.
Tác dụng: Bổ khí kiện tỳ, thẩm thấp hòa vị, lý khí hóa đàm. Chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa kéo dài, viêm đại tràng mạn tính, ăn kém tiêu chảy, viêm cầu thận mạn thuộc thể tỳ hư, mệt mỏi thuộc thể tỳ phế khí hư, dùng bài thuốc này đều có kết quả tốt.
Dẫn giải: Nhân sâm, phục linh, bạch truật, ý mễ, sơn dược, cam thảo, liên nhục, biển đậu, kiên liên tử hoà trung, bổ tỳ; cát cánh, sa nhân, trần bì lợi khí hành trệ.
3. Trẻ bệnh đã bớt nhưng tỳ vị còn hư, chậm lại sức
Phép trị: Kiện tỳ dưỡng vị, hòa trung.
Dùng bài -Tứ quân tử thang gia giảm: Nhân sâm 4g, bạch linh 4g, bạch truật 4g, chích thảo 4g. Các vị sắc với 1,5 bát nước lấy nửa bát, uống dần trong ngày.
Tác dụng: Ích khí, kiện tỳ, dưỡng vị.
Dẫn giải: Nhân sâm, bạch truật, bạch linh, chích thảo đại bổ tỳ khí. Trẻ bị bệnh đã trị khỏi rồi nhưng tỳ khí hư nhược, sắc mặt võ vàng, lâu không lại sức cho uống bài này sức khoẻ mau hồi phục.
9436-ntm.002938_bai-thuoc-tri-tre-day-bung-do-hu-truong.pdf
- Loại thực phẩm màu đen giảm cân nhanh, đốt cháy mỡ thừa cực đỉnh (17/10)
- Top 7 trái cây giàu enzyme tiêu hóa tự nhiên tốt cho sức khỏe đường ruột (17/10)
- Lưu ý với những người bị huyết áp cao (17/10)
- Cách tốt nhất để ăn dưa hấu có thể khiến bạn ngạc nhiên (17/10)
- Nên làm gì khi lỗ chân lông to? (17/10)
- Một số công thức dưỡng da từ quả bơ (17/10)