Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1672
Tổng truy cập : 559,171

Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ

Bài thuốc trị yết hầu sưng

Hướng dẫn một số bài thuốc trị các chứng bệnh yết hầu sưng đau do các nguyên nhân khác nhau: bệnh do tác nhân bên ngoài (bệnh thời khí), bệnh do sức đề kháng (chính khí)


Theo Đông y, yết hầu là cửa ngõ của phế, vị. Nhiều đường kinh mạch đi qua hoặc vòng quanh yết hầu để làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, bảo vệ không cho tà khí xâm nhập vào cơ thể.

Sự giao tranh giữa chính khí (sức đề kháng) và tà khí (tác nhân bên ngoài) xâm nhập vào hầu họng gây ra sưng, đau, sốt...

Nếu chính khí khỏe thì tà khí lui. Bệnh đỡ dần và khỏi. Nếu chính khí suy giảm hoặc không được chữa trị kịp thời bệnh nặng lên làm ảnh hưởng đến toàn thân. Có thể ứng dụng một số bài thuốc sau:

1. Bệnh do tác nhân bên ngoài (bệnh thời khí)

Biểu hiện: Họng ngứa, đau, khô rát, sưng đỏ, nuốt khó ăn hay nghẹn, thích uống nước lạnh, sốt cao, khát nước; mạch sác, nhiều người mắc lây lan lẫn nhau thường lây qua đường thở do cùng địa phương, cùng sinh hoạt.

Phương pháp điều trị: Thanh hoả giải độc

Bài thuốc:  Hoàng liên 08g, Cam thảo10g, Nhân sâm 10g, Bạch linh 12g, Hoàng cầm 12g, Ngưu bàng tử 12g, Phòng phong 12g, Bạch thược 12g, Thăng ma 12g, Cát cánh 12g

Cách dùng: Các vị trên + gừng tươi 7 miếng + nước 1200ml, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml, chia đều 4-5 phần, uống trong ngày.     

Thuốc nhai ngậm: Xạ can 3 miếng + Hoắc hương 3 lá + Sinh khương 1 miếng nhai nuốt nước bỏ bã, ngày 4 - 5 lần.

2. Bệnh do sức đề kháng (chính khí)

2.1. Vị đại tràng tích nhiệt

Biểu hiện: Sốt không sợ lạnh, sợ nóng, họng sưng đỏ, đau, nóng cảm giác như đốt ở trong họng, người mệt mỏi, háo khát, bồn chồn trong bụng, tiểu tiện vàng, đại tiện táo, mạch hồng đại.

Phương pháp điều trị: Thanh tiết uất nhiệt.

Bài thuốc: Hoàng cầm 10g, Chi tử 10g, Bạc hà diệp 10g, Liên kiều 10g, Đại hoàng 20g, Mang tiêu 20g, Cam thảo 20g

Cách dùng: Các vị trên (trừ Mang tiêu, Bạc hà diệp) sao dòn tán mạt, trộn Mang tiêu tán mịn tinh. Mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần 10g với nước: Trúc diệp, Bạc hà diệp hoặc Mật ong. Trẻ em thì tuỳ tuổi mà cho liều lượng thích hợp.

Thuốc nhai ngậm: Lá húng chanh 3 lá + Sơn đậu căn 3 miếng nhai nuốt nước bỏ bã, ngày 5 - 6 lần.

 2.2. Chứng vị hàn 

Biểu hiện: Ngạt mũi, nói nặng tiếng, người ớn lạnh, không mồ hôi, cổ họng sưng, nuốt thấy vướng, đau, kèm theo đau đầu, sốt vừa, sợ gió, đau mỏi thân mình, chán ăn; mạch phù hoãn.

Phương pháp điều trị: Sơ giải biểu tà

Bài thuốc: Kinh giới 12g, Phòng phong 12g, Độc hoạt 12g, Sài hồ 12g, Tiền hồ 12g, Xuyên khung 12g, Chỉ xác 12g, Cát cánh 12g, Phục linh 12g, Cam thảo 12g, Khương hoạt 12g.

Cách dùng: Các vị trên + gừng tươi 7 miếng + Bạc hà 10 lá và nước 1200ml, sắc lọc bỏ bã lẫy 120ml, chia đều 4-5 phần, uống trong ngày.

Thuốc nhai ngậm: Xạ can lá hoặc củ tươi vừa 1 miếng + Sinh khương 1 miếng nhai nuốt nước bỏ bã, ngày 4- 5 lần.

 


37336-ntm.002941_bai-thuoc-tri-yet-hau-sung-dau.pdf