Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 2261
Tổng truy cập : 560,589

Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ

Bài thuốc từ cây Ma hoàng trị ho, giải cảm phong hàn

Giới thiệu một số bài thuốc điển hình trị bệnh từ cây Ma hoàng: trị chứng ngoại cảm phong hàn, trị ho suyễn, chữa phù thũng, hoàng đản.


Ma hoàng có tên khoa học Herba Ephedrae, là bộ phận trên mặt đất phơi khô của nhiều loại ma hoàng: thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.), mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetiea Bge.), trung ma hoàng (Ephedra intermedia Scherenk et C. A. Mey.) đều thuộc họ ma hoàng (Ephedraceae).

Thân lá cây ma hoàng được dùng làm thuốc trị hen, giải cảm phong hàn. Rễ ma hoàng dùng làm thuốc thu liễm. Thành phaần chủ yếu của ma hoàng gồm ephedrine, pseudoephedrine, methylephedrine, norephedrine.

Theo y học cổ truyền, ma hoàng có vị cay, tính ấm, quy vào kinh phế, bàng quang.

Thuốc từ ma hoàng có tác dụng phát hãn giải biểu, bình suyễn chỉ khái, lợi tiểu tiêu phù, ôn tán hàn tà.

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy vị thuốc ma hoàng có các tác dụng giải nhiệt: tinh dầu ma hoàng có tác dụng hạ nhiệt đối với chuột nhắt; Tác dụng chống co thắt phế quản từ từ và kéo dài do ephedrin làm giãn cơ trơn khí quản; Alcaloid ma hoàng có tác dụng lợi tiểu và kích thích bài tiết dịch vị; Tăng áp: ephedrin làm co thắt mạch máu nên gây tăng huyết áp nhưng chậm và kéo dài vài giờ; Ephedrine trong ma hoàng có tác dụng hưng phấn vỏ não làm tinh thần phấn chấn, hưng phấn trung khu hô hấp, làm giảm tác dụng của thuốc ngủ; Kháng virut: tinh dầu ma hoàng có tác dụng ức chế virut cúm; Rễ ma hoàng (ma hoàng căn) có tác dụng hoàn toàn ngược lại với cành và thân ma hoàng: cao lỏng chiết xuất từ rễ ma hoàng tiêm vào động vật thấy có tác dụng hạ áp, giãn mạch ngoại vi, cầm mồ hôi.

Liều lượng thường dùng: 2 - 12g/ngày.

Dưới đây là một số bài thuốc điển hình:

1. Trị chứng ngoại cảm phong hàn (cảm mạo, cảm cúm, viêm đường hô hấp trong thời kỳ đầu):

Sốt gai rét, đau đầu, đau mình mẩy, ngạt mũi, không ra mồ hôi, mạch phù khẩn dùng bài Ma hoàng thang: Ma hoàng 6 - 12g, hạnh nhân 6 - 12g, quế chi 4 - 8g, cam thảo 2 - 4g.

2. Trị ho suyễn: 

Để chữa các chứng ho suyễn trong các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, hen phế quản, ho gà..., có thể lựa chọn một trong  các bài thuốc sau đây sắc uống ngày một thang:

Trị ho suyễn dùng bài Tam ảo thang: ma hoàng 6g, hạnh nhân 10g, cam thảo 3g. Sắc uống.

Trị viêm phổi, viêm phế quản cấp, sốt cao, khát nước, ho suyễn dùng bài Ma hạnh thạch cam thang gia vị: ma hoàng 8g, hạnh nhân 8g, cam thảo 8g, bách bộ 8g, thạch cao 20g, cát cánh 12g, hoàng cầm 12g. Sắc uống.

Trị viêm phế quản mạn và cấp, hen phế quản kéo dài, ho, khó thở, đờm loãng trắng... dùng bài Tiểu thanh long thang: ma hoàng 8g, bạch thược 12g, quế chi 8g, can khương 8g, bán hạ chế 6g, chích cam thảo 8g, tế tân 6g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống.

Nếu sốt gia thạch cao 40g gọi là bài Tiểu thanh long gia thạch cao thang.

3. Chữa phù thũng, hoàng đản thông qua tác dụng lợi niệu và ra mồ hôi:

Chữa viêm cầu thận cấp dị ứng do lạnh (phù do phong thủy); Phù ở mặt, nửa người trên, mạch phù, sợ gió, hơi suyễn, tiểu tiện sẻn dùng bài Việt tỳ thang:ma hoàng 12g, sinh khương 12g, chích cam thảo 6g, thạch cao sống 24g, đại táo 4 quả. Sắc uống.

Chữa viêm cầu thận cấp kiêm nhiễm trùng ngoài da dùng bài thuốc Ma hoàng Liên kiều Xích tiểu đậu thang: ma hoàng 8g, liên kiều 12g, xích tiểu đậu 20g, tang bạch bì 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo 4g, sinh khương 8g, đại táo 3 quả. Sắc uống.

Chữa hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng phối hợp với nhân trần 12g, cát căn 12g, thạch cao 12g, sinh khương 4g. Sắc uống.

4. Chú ý:

Không dùng ma hoàng đối với chứng biểu hư ra nhiều mồ hôi, phế hư có sốt cao.

Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp.

Rễ ma hoàng (ma hoàng căn) vị ngọt, tính bình có tác dụng cầm mồ hôi.

Bài thuốc cầm mồ hôi gồm: ma hoàng căn 6g, mẫu lệ 8g, nhân sâm 6g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, cam thảo 6g, phù tiểu mạch 6g, quế chi 6g, đương quy 12g. Sắc uống.


56936-ntm.002332_bai-thuoc-tu-cay-ma-hoang.pdf