Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1626 |
Tổng truy cập : | 558,750 |
Nuôi trồng thủy, hải sản
Bảo vệ cá, tôm nuôi trong mùa mưa bão
Bài viết trình bày đặc điểm một số giống cá nuôi. Để bảo đảm cá, tôm đến ngày thu hoạch đạt kết quả cao cần làm tốt các biện pháp bảo vệ đàn cá nuôi trong mùa mưa bão, chuẩn bị phương tiện khắc phục trước mùa mưa lụt bảo vệ cá.
Để bảo đảm cá, tôm đến ngày thu hoạch đạt kết quả cao, ngư dân, nông dân các vùng cần làm tốt việc bảo vệ cá tôm nuôi trong mùa lụt bão.
Đặc điểm một số giống cá nuôi:
- Các giống cá nuôi truyền thống từ trước là cá mè, trôi, trắm, chép: Sống ở ao hồ nước ngọt, có nguồn gốc sinh sản trên sông nên về mùa mưa cá thường di cư ngược các dòng sông lên thượng nguồn các con sông lớn, chờ trời mưa lớn, nước lũ đổ về, cá ngược dòng lên để đẻ trứng. Từ đặc điểm di truyền từ lâu đời. Khi mưa bão đến cá thường tìm đường đi, khi gặp nước mới chảy vào cá chui, nhẩy tìm đi.
- Các loại tôm sú, tôm càng xanh, cá mới nhập về như cá chim trắng, cá rô phi Đài Loan, cá rô phi đơn tính, nuôi trong ao, đầm nước tĩnh khi gặp nước mới rò rỉ vào cá tôm đều tìm cách chui đi nhanh chóng. Nhất là cá rô phi nuôi trong ao hồ khi gặp nước rò rỉ vào hoặc vỡ bờ cá tập trung ngược dòng đi nhanh.
- Các loại cá giống: Nếu bảo vệ không tốt cá, tôm giống đi hết ảnh hưởng đến đàn giống nuôi năm nay và năm sau.
Biện pháp bảo vệ đàn cá nuôi trong mùa mưa bão:
Củng cố tu bổ các công trình nuôi.
- Từng đơn vị cá nhân, gia đình nuôi cá tôm tháng 3-4 phải kiểm tra lại bờ cống, ao nuôi, các bờ ao phải đắp cao hơn mức nước mưa cao nhất 0,4-0,5m trở lên. Đầm nện chắc chắn, tránh rò rỉ, tràn bờ.
- Những vùng ruộng nuôi cá, đầm nuôi tôm cũng cần kiểm tra lại bờ vùng đắp lại nơi xung yếu, chống nước tràn qua bờ, tôm cá đi theo. Đăng cống phải dọn sạch nước thoát nhanh, không để đọng tắc nước thoát không kịp cá đi, nhất là vùng kết hợp nuôi cá với cấy lúa. Những vùng nuôi lớn có thể cắm đăng hình chữ V để tăng diện tích thoát nước, nước chảy nhanh.
- Nuôi cá lồng bè ở sông, hồ: Kiểm tra lại lồng bè, tu sửa lại những nơi xung yếu, vệ sinh tẩy dọn lại lồng sạch sẽ thoát nước nhanh. Củng cố lại các dây neo, di chuyển lồng, bè vào những nơi kín gió, dòng chảy nhẹ để tránh khi bão gió lớn làm vỡ lồng, bè.
Chuẩn bị phương tiện khắc phục trước mùa mưa lụt bảo vệ cá.
- Tính toán kỹ thời vụ nuôi cá ao, cá lồng bè để khắc phục và tránh mùa mưa lũ. Tốt nhất là nuôi các loại cá, tôm… cho thu hoạch vào trước tháng 7 tháng 8. Đặc biệt, các vùng nuôi tôm ven biển, nuôi cá lồng, thả giống sớm tháng 3-4 tăng cường cho ăn để thu hoạch sớm trước mùa mưa bão, hạn chế thiệt hại do mưa bão, làm vỡ đầm, vỡ lồng.
- Những vùng nuôi ruộng, ao hồ, cá con nhỏ chưa được thu. Ngoài việc củng cố lại bờ vùng, đăng cống, cần phải có lưới, đăng cọc dự trữ khi mưa bão xảy ra, chủ động chắn giữ cả vùng hoặc những nơi xung yếu.
- Bảo vệ nghiêm ngặt đàn cá bố mẹ ở các ao, đầm của gia đình và trang trại, đồng thời có biện pháp bảo vệ đàn cá giống đang ương ở các ao hồ, bảo đảm cá giống cho năm sau.