Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1666 |
Tổng truy cập : | 559,281 |
Trồng trọt
Bệnh bạc lúa trong vụ mùa
Tìm hiểu về bệnh bạc lá lúa trong vụ mùa: nguyên nhân gây bệnh bạc lá, đặc điểm bệnh bạc lá, biện pháp phòng tránh bệnh bạc lá trong thâm canh
BỆNH BẠC LÁ LÚA TRONG VỤ MÙA
Bệnh Bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas Oryzea gây ra, khi mắc bệnh thì cây không có khả năng quang hợp để tạo dinh dưỡng nuôi cây và hạt, từ đó những ruộng lúa bị bệnh bạc lá tỷ lệ lép lửng rất cao, làm giảm năng suất rất lớn.
I. Nguyên nhân gây bệnh bạc lá:
- Một số giống mẫn cảm với bệnh bạc lá như một số giống tạp giao và một số giống chất lượng như BT7, Bắc ưu 903...
- Do thời tiết nóng ẩm, mưa to gió lớn xảy ra trong thời kỳ lúa cần quang hợp cao làm bệnh lây lan mạnh. Đặc biệt bệnh phát sinh trùng vào giai đoạn xung yếu của cây lúa thời kỳ lúa chín sữa và chín sáp.
- Do làm đất không ngấu, rơm rạ phân hủy làm cây lúa nhiễm bệnh vàng lá (ngộ độc hữu cơ), bón thêm phân khắc phục vàng lá, cây lúa ra lớp rễ mới phát triển lá non nên gặp mưa dông dễ nhiễm bệnh bạc lá.
- Những ruộng bón phân không cân đối giữa đạm lân kali, nhất là bón nhiều đạm, bón lai rai thì thường phát sinh bệnh nặng hơn ruộng bón phân cân đối. Bón phân kaly giai đoạn lúa đứng cái làm cây tăng cường huy động đạm lên dễ nhiễm bạc lá. Những ruộng trũng hẩu dồn đạm cuối vụ do biện pháp thâm canh gieo cấy, chăm bón không đúng kỹ thuật (chủ yếu do bón phân) dễ nhiễm bệnh.
II. Đặc điểm bệnh bạc lá:
- Bệnh xuất hiện ở mép lá, cháy dọc mép lá từ đầu chóp lá cháy xuống
- Bệnh lan theo chiều gió, theo vết thương cơ giới
- Buổi chiều những giọt keo vi khuẩn bạc lá khô đọng lại ở mép lá màu vàng
- Đêm sương: giọt keo vi khuẩn này tan ra thành dạng keo, chảy chạy dài theo mép lá, và gió làm xây xát lan sang những lá khác.
- Khi bị bệnh nặng: lá lúa cháy đặc biệt cháy lá đòng làm lúa lép lửng cao, năng suất giảm nghiêm trọng.
III. Biện pháp phòng tránh bệnh bạc lá:
Do chưa có thuốc đặc trị bệnh bạc lá, nên cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh là chính và áp dụng ngay từ đầu vụ, tập trung vào một số điểm sau:
1. Chọn giống chống chịu tốt với bệnh bạc lá để đưa vào gieo cấy ở vụ mùa. Tại Thái Bình, các giống lúa có khả năng chống chịu tốt với bệnh bạc lá như: Lúa lai: Nam Dương 99; N.ưu 69; Nhị ưu 838 kháng bạc lá... Lúa thuần: VS1, RVT, giống lúa BC15 nhiễm bệnh nhẹ hơn nên có thể gieo cấy.
2. Tuân thủ về kỹ thuật trong biện pháp thâm canh như:
- Để đất nhanh ngấu mục nên bón vôi từ 15 - 20 kg/sào, làm đất phải đủ ngấu để tránh ngộ độc rễ nhiễm bệnh vàng lá sau tiết lập thu. Có thể thay thế bón vôi bằng phân vi sinh Azotobacterin với lượng 8 -10 kg/sào làm tăng quá trình thối ngấu đất, hạn chế vi khuẩn gây bệnh.
- Chỉ cấy mạ non, bón lót sâu, bón thúc sớm ngay sau cấy 3 - 5 ngày: hết cả đạm và kaly và bón phân cân đối. Nên bón phân NPK chuyên dùng, phân có hàm lượng kaly cao. Ưu tiên bón kaly cao cho các giống hay bị nhiễm bạc lá.
- Những chân ruộng hẩu hay dồn đạm cuối vụ: cần giảm bón đạm, bón tăng lân và kaly cho cây cứng, lá dầy đỡ bị bệnh bạc lá cuối vụ. Không cấy các giống nhiễm trên những chân ruộng này.
- Bố trí thời vụ hợp lý: Đối với giống chất lượng, nên cấy cấy vụ mùa sớm cuối tháng 6 - trước 5/7. Đối với giống BT7, T10 do dễ nhiễm bệnh bạc lá nên chủ động bố trí ở những vùng có trình độ thâm canh cao và áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác tổng hợp để hạn chế thiệt hại do bệnh bạc lá gây nên.
- Nên phun phòng bệnh bạc lá ngay sau khi có đợt mưa dông lớn, khi ruộng chưa xuất hiện vết bệnh trên lá. Sử dụng các thuốc: Starner 20 WP, Xanthomix 20 WP, Sasa 25 WP... pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.
3. Thường xuyên thăm đồng, theo dõi, phát hiện bệnh sớm để có biện pháp phòng trừ, chăm sóc hợp lý để cây lúa sinh trưởng khỏe có sức chống chịu tốt với sâu bệnh.
1158-ntm.003125_benh-bac-la-lua-trong-vu-mua.pdf