Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1551 |
Tổng truy cập : | 558,540 |
Chăn nuôi
Bệnh dại ở vật nuôi
Giới thiệu các triệu trứng lâm sàng và cách thức lây lan bệnh dại trên đàn vật nuôi. Hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh dại cho vật nuôi.
1. Triệu chứng lâm sàng:
Bệnh kéo dài khoảng 1 tuần nhưng cũng có thể chỉ 2 ngày. Đầu tiên con vật có biểu hiện thay đổi hành vi, có thể rất mơ hồ, khó nhận ra. Giai đoạn này kéo dài ở bò trong vài giờ, ở chó là 2-3 ngày. Tiếp theo là pha kích động không điển hình, trong đó gia súc có biểu hiện: bồn chồn, hung hăng, tiếng kêu thay đổi. Chó có thể tấn công khi không bị khiêu khích đối với các động vật hoặc đồ vật, giai đoạn này thường gọi là “dại điên cuồng” và kéo dài 4 ngày. Sau đó con vật liệt dần từ chân sau, không có khả năng ăn uống và chảy nhiều rãi. Vật chết rất nhanh, ở một số con, pha bại liệt chiếm ưu thế gọi là “dại lầm lì”.
2. Cách lây lan:
Vi-rút dại bài tiết trong nước bọt gia súc nhiễm bệnh 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng và trong suốt quá trình phát bệnh. Con đường truyền bệnh thông thường là các vết thương mới bị nhiễm nước bọt có vi-rút. Từ vết cắn, vi-rút lan vào não, hệ thần kinh và tuyến nước bọt gây ra các triệu chứng lâm sàng.
Việc biết được bối cảnh lúc bị gia súc cắn là yếu tố rất quan trọng để chẩn đoán bệnh.
3. Điều trị:
Bệnh dại không thể chữa được nên những con nghi mắc bệnh phải bắt ngay và nhốt vào cũi cho tới khi chết (thường trong vòng 15 ngày). Sau đó có thể lấy não để xét nghiệm.
4. Phòng chống:
Tại những nước không có bệnh dại, họ có quy định rất nghiêm ngặt về việc nhập khẩu động vật sống từ vùng bệnh dại. Tất cả gia súc nhập khẩu phải cách ly kiểm dịch đủ thời gian phát ra triệu chứng lâm sàng của bệnh dại cho bất cứ gia súc nào ủ vi-rút dại.
Khi nghi chó bị mắc bệnh dại phải báo ngay cho cơ quan thú y. Để hạn chế nguy cơ người bị nhiễm bệnh dại, người nuôi chó phải tiêm phòng dại định kỳ cho chó đầy đủ, theo đúng quy định của cơ quan thú y.
16119-ntm.00208_benh-dai-o-vat-nuoi.pdf
Nguyễn Thanh