Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 812 |
Tổng truy cập : | 563,573 |
Trồng trọt
Bệnh đốm lá vi khuẩn hại rau cải
Chia sẻ một số kinh nghiệm về bệnh đốm lá vi khuẩn hại rau cải: triệu chứng bệnh, tác nhân gây bệnh, điều kiện phát sinh, phát triển, biện pháp phòng trừ
1. Triệuchứng bệnh:
Triệu chứng bệnh phổ biến là vết đốm trên lá nhưng cũng có thể cả trên lá mầm, cuống hoa. Rất nhiều vết đốm nhỏ, phân tán rải rác trên bề mặt phiến lá hoặc ở rìa mép lá là do sự xâm nhập của vi khuẩn qua lỗ khí khổng hoặc qua lỗ thủy khổng
Vết bệnh lúc đầu nhỏ lốm đốm, ngậm nước như vết úng nước, về sau mở rộng thành vết đốm tròn đường kính khoảng 3mm (cá biệt 5mm) chung quang có viền lợt, hẹp, nhìn rõ khi đưa lá lên ánh sáng ở mặt sau.
Các vết đốm có xu hướng tập trung càng nhiều hơn ở vùng gần gân lớn rồi liên kết lại với nhau tạo thành những sọc hoại tử dọc theo gân lá. Mô bệnh khô chết có thể tách rời khỏi vết đốm làm cho lá có lỗ thủng lỗ chỗ, rách nát hoặc làm cho toàn bộ lá suy kiệt, rơi rụng xuống.
2. Tác nhân gây bệnh:
Bệnh đốm lá vi khuẩn trên rau cải là do vi khuẩnXanthomonas campestris gây nên, thuộc nhóm Gram âm, khuẩn lạc tròn, lồi, rìa nhẵn, màu vàng trên môi trường PDA, YDC. Hóa lỏng Gelatin, phân hủy Protein, tạo axit từ các đường Glucose, arabinose vàmanose. Vi khuẩn thuộc nhóm ưa nhiệt trung bình, nhiệt độ thích hợp từ 25 – 350C,sinh trưởng chậm dưới 200C, ngừng sinh trưởng từ 400C trở lên.
3. Điều kiện phát sinh, phát triển:
Vi khuẩn tồn tại ở trong tàn dư cây bệnhtrên đất, nhưng không thể sống sót ở trong đất sau khi tàn dư cây bệnh đã bịphân hủy. Vi khuẩn cũng có thể tồn tại ở trên các cây họ thập tự khác, trên cỏ dại và trên hạt giống. Thời gian lá bị ướt kéo dài là yếu tố chủ yếu tăng cường sự phát triển của bệnh. Bệnh phát triển trong phạm vi nhiệt độ khá rộng.
Thời gian có sương kéo dài trong thời tiết lạnh hoặc có mưa thường xuyên trong thời tiết nóng có thể thúc đẩy mạnh sự phát triển của bệnh.
Vi khuẩn có thể truyền lan từ cây này sang cây khác nhờ mưa, do con người, dụng cụ làm việc trên đồng ruộng, va chạm tiếp xúc với cây khi tán lá còn ẩm ướt.
4. Biện pháp phòng trừ:
Luân canh với các cây trồng không thuộc họ thập tự, đối với vùng không chuyên canh rau nên luân canh với cây lúa nước nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp.
Dùng hạt giống sạch bệnh vi khuẩn sản xuất ở vùng có khí hậu khô khan, không tưới nước quá mức. Tránh làm việc ở ruộng khi tán lá còn ẩm ướt.
Sử dụng các loại thuốc sau để phun phòng: Kasumin2L,Starner20WP; một số loại thuốc có hoạt chất Streptomycin (Kaisin100WP, Acstreptocinsuper 40TB,....)
6035-ntm.01114_benh-dom-la-hai-rau-cu.pdf