Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 2168
Tổng truy cập : 560,413

Trồng trọt

Bệnh nấm Rhizoctonia solani trên cây hoa cúc

Giới thiệu triệu chứng bệnh nấm Rhizoctonia solani trên cây hoa cúc, trình bày nguyên nhân gây bệnh, tác hại và các biện phòng trị bệnh.


Ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ xuất hiện trên rễ, cổ rễ hoặc phần gốc sát với mặt đất, sau đó phát triển lan rộng dần ra xung quanh. Nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi toàn bộ cổ rễ, rễ gia, gốc thân bị hư thối mục, chuyển dần sang mầu thâm đen, ủng nước  hoặc hơi khô, làm cho cây ngã ngang, khi nhổ cây lên sẽ bị đứt gốc, chỗ đứt bị thối nham nhở. Bộ lá vẫn còn xanh nhưng toàn thân đã bị héo rũ, làm cho cây bị chết từng chòm, từng vạt, làm trống, khuyết cây trên ruộng

Phòng trị:

Ruộng trồng cúc phải có hệ thống thoát nước để ruộng không bị đọng nước, ẩm ướt, đặc biệt là trên những chân ruộng trũng.

Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục để bổ xung nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho cây, cải tạo kết cấu của đất và bổ xung vi sinh vật có ích cho đất. Tăng cường phân Lân và Kali.

Đất trồng phải tơi xốp, cày xới ruộng kỹ, bón thêm vôi bột để giúp tiêu hủy nhanh tàn dư cây bệnh có sẵn trong đất từ vụ trước, phơi ải đất nếu điều kiện cho phép.

Sau khi mưa nếu đất bị đóng váng nên tranh thủ xới xáo phá váng ngay. Trong quá trình xới xáo tránh làm bị thương gốc, rễ, tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập vào cây.

Để phòng, trị bệnh có thể phun xịt bằng một trong các lọai thuốc như: Bavistin 50FL; Carban 50SC; Derosal 50SC/60WP; Vicarben 50BTN/50HP; Benlate 50WP; Benotigi 50WP; Fundazole 50WP; Validacin 3L/5L/5SP; Valicide 3SL/5SL/5WP; Moceren 25WP/ 250SC.../.


84039-ntm.00502_benh-nam-tren-cay-hoa-cuc.pdf