Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1682
Tổng truy cập : 559,142

Trồng trọt

Bệnh phấn trắng hại táo

Những dấu hiệu nhận biết bệnh phấn trắng hại táo thông qua lá, hoa, quả, chồi non. Giới thiệu một số biện pháp phòng trị bệnh nấm trắng trên cây táo


Trên quả táo thường xuất hiện những đám phấn màu trắng mịn hay trắng xám, những đám này ngày càng lan rộng ra, có khi bao phủ hết cả quả, làm cho quả không lớn lên được, quả nhỏ màu nâu. Nếu bị bệnh nặng, quả non có thể bị rụng rất nhiều. Những quả nào còn sót lại sau này lớn lên vỏ sẽ bị sần sùi, màu nâu, ăn không ngon, bán mất giá.

Đây là bệnh phấn trắng do nấm Podosphaeria leucotricha gây ra. Nấm bệnh có thể tấn công trên nhiều bộ phận của cây táo từ quả, hoa, lá đến chồi non.

- Trên lá: Ban đầu thường là những đốm phấn mịn màu trắng hay xám trắng ở mặt dưới của lá, sau đó lớp phấn này cứ phát triển rộng dần ra ở khắp mặt dưới của lá, làm cho bề ngang của lá hẹp lại, mép lá uốn vào bên trong, xoắn vặn, lá trở nên thô cứng, giòn và dễ rụng.

- Trên hoa và quả: Hoa bị bệnh sẽ bị biến dạng, xoắn vặn rồi khô cháy. Trên quả, bệnh có thể tấn công ngay từ khi quả còn non, làm cho quải không phát triển được, quả nhỏ, màu nâu. Nếu bị bệnh gây hại nặng, quả non có thể bị rụng hàng lọat, chỗ bị bệnh trên trái có phủ một lớp phấn màu trắng mịn, trắng xám. Trường hợp bị bệnh nhẹ, quả có thể không bị rụng non, nhưng khi lớn sẽ để lại di chứng là vỏ quả bị rạn nứt, sần sùi màu nâu..

- Trên chồi non: Nếu bị bệnh chồi non sẽ ngắn lại, đọt bị chùn, chồi non bị chết, các chồi bên phát triển sau đó lại tiếp tục bị bệnh rồi chùn lại, nhìn những cành non này có hình dáng giống như sừng hươu, lớp phấn trắng trên cành non sẽ chuyển dần sang màu nâu, nếu không phòng trị kịp thời cành non có thể bị chết.

Để phòng trị bệnh, bà con nên tiến hành một số biện pháp sau đây:

- Không nên trồng táo quá dầy, phải thường xuyên tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá, cành không có khả năng cho quả... tạo cho vườn luôn thông thóang, để ánh nắng có thể lọt được xuống các tầng lá phía dưới sẽ có tác dụng hạn chế bớt sự phát triển và gây hại của bệnh.

- Nên cắt bỏ và đem ra khỏi vườn rồi tiêu hủy những bộ phận đã bị gây hại nặng trước các đợt ra tược non, ra hoa kết quả non, để hạn chế bớt nguồn bệnh ban đầu lây lan sang các bộ phận non mới ra.

- Khi cây đã bị bệnh, có thể sử dụng một trong các lọai thuốc sau đây đê phun xịt : Bột lưu huỳnh (pha 20-30g cho một bình phun lọai 8 lít), Benlate 50WP; Kumulus 80DF; Tilt 250EC hoặc 250 ND; Topsin –M 50WP hoặc 70WP; Bavistin 50FL; Appencarb super 50FL; Score 250EC... Nên phun phòng một đợt vào trước các thời điểm cây ra tược mới.

 

 


4484-ntm.00201_benh-phan-trang-hai-tao.pdf