Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1643 |
Tổng truy cập : | 558,983 |
Trồng trọt
Bệnh sương mai (mốc sương) hại cà chua
Chia sẻ kinh nghiệm về phòng bệnh sương mai trên cây cà chua: tác nhân gây bệnh, phân bố, triệu chứng, điều kiện phát sinh phát triển bệnh, biện pháp phòng trừ
Bệnh sương mai (mốc sương) hại cà chua
Bệnh sương mai (hay còn gọi là bệnh mốc sương hay dịch muộn). Ngoài cà chua, bệnh còn gây hại trên khoai tây nên còn gọi là sương mai (mốc sương) cà chua, khoai tây
- Tác nhân gây bệnh: Do nấm Phytophthora infestants
- Phân bố: Vùng khí hậu ôn hoà.
- Triệu chứng: Bệnh gây hại tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây.
+ Trên thân: Vết bệnh lúc đầu là một vùng ngậm nước, không định hình, về sau lan rộng, dài ra có thể làm khô chết từng đoạn thân, cuống lá, có màu nâu đen. Chỗ bị bệnh nhỏ tóp lại, có khi chỉ một phía thân bị thối. Khi ẩm ướt, trên vết bệnh có lớp nấm trắng như sương muối bao phủ, phía trên chỗ bị bệnh, lá héo dần; cành, thân bị bệnh dễ bị gãy gục làm thân cây xơ xác.
+ Trên lá: Vết bệnh có dạng không đều, từng đốm ngậm nước sau lan rộng thành một mảng lá bị bệnh, các lớp bào tử màu trắng nhìn rất rõ ở mặt dưới lá, sau đó khô và có màu nâu xỉn, có thể làm cháy lụi toàn bộ lá.
+ Trên quả: Vết bệnh không định hình, một mảng mô quả có màu nâu, khô cứng, bề mặt xù xì. Bị nặng vết bệnh lan rộng toàn bộ quả.
- Điều kiện phát sinh phát triển bệnh:
+ Thời kỳ lá ướt kéo dài do mưa liên tục, có sương và nhiệt độ lạnh-ôn hoà là điều kiện cần thiết cho bệnh phát triển. Ngược lại thời tiết khô nóng, bệnh ngừng phát triển.
+ Nấm bảo tồn trên cây cà chua, khoai tây, củ khoai tây. Nấm không sống hoại sinh.
+ Nấm có rất nhiều chủng nòi có thể lây nhiễm được cả cà chua và khoai tây. Bọc bào tử sinh thành trên mô cây bệnh và được phát tán truyền lan đi xa nhờ gió và mưa. Nước đọng ở trên bề mặt cây rất thuận lợi cho sự nảy mầm và xâm nhập của bào tử.
* Biện pháp phòng trừ: Áp dụng biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp IPM.
- Biện pháp canh tác
+ Dùng cây giống sạch bệnh.
+ Trồng luân canh cây họ cà và cây trồng khác, đặc biệt là lúa nước.
+ Vệ sinh đồng ruộng, thu gom và tiêu hủy tàn dư cây bệnh. Bón vôi, phân hữu cơ trước khi gieo trồng. Bón phân cân đối, tăng lượng bón phân kali và lân. Luống đánh cao, rãnh rộng để dễ thoát nước.
+ Vườn ươm phải là nơi đất cao ráo, sạch sẽ. Không nên trồng cà chua gần ruộng khoai tây và không luân canh kế cận với khoai tây.
+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện bệnh kịp thời ngoài đồng ruộng, khi thấy phát sinh các ổ bệnh đầu tiên cần phải phân loại ruộng để có kế hoạch phun thuốc ngăn chặn ngay.
- Biện pháp sinh học: Sử dụng chế phẩm Trichoderma ủ với phân chuồng hoai mục 7-10 ngày để bón lót.
- Biện pháp hóa học:
+ Dùng các loại thuốc được phép sử dụng, theo nồng độ khuyến cáo và theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách).
+ Khi phát hiện bệnh trên đồng ruộng có thể sử dụng một số loại thuốc như: Daconil 75WP, Metaxyl 500WG, Makozeb-RBC 80WP,...
98156-ntm.003155_benh-suong-mai-moc-suong-hai-ca-chua.pdf
Bùi Thị Khanh