Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 383
Tổng truy cập : 562,292

Trồng trọt

Bệnh thán thư trên quả sơ ri

Đưa ra nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thán thư trên quả sơ ri. Hướng dẫn các biện pháp quản lý để phòng và điều trị bệnh thán thư trên quả sơ ri


Cây sơ ri lúc quả còn non bị nổi chấm nâu mờ mờ, nhưng khi chín những vết chấm này chuyển thành màu đen làm mã quả rất xấu. Triệu chứng gây hại trên quả sơ ri, có thể xác định là do bệnh thán thư trái.

Tác nhân gây hại: do Colletotrichum gloeosporiodes

Bệnh thán thư có thể tấn công trên hoa, trái non và trái chín.

Lúc đầu vết bệnh xuất hiện trên quả là những chấm nhỏ li ti có màu nâu vàng, khi gặp điều kiện thuận lợi (mưa nhiều = ẩm độ cao, nhiệt độ thấp) vết bệnh sẽ phát triển rộng ra, đa số vết bệnh có dạng tròn, màu đen, gây lõm xuống so với bề mặt trái. Ở giữa vết bệnh có màu vàng nâu, quan sát bằng mắt có thể thấy bào tử nấm li ti (kích cỡ hạt cát) mọc trên bề mặt vết bệnh.

Bệnh phát triển mạnh và gây hại nặng trong điều kiện mùa mưa.

Biện pháp quản lý:

• Vệ sinh vườn, tạo điều kiện thông thoáng cho tán cây và thoát nước tốt cho vườn trong mùa mưa.

• Thu gom và tiêu huỷ mầm bệnh.

• Bón vôi định kỳ 1-2 lần năm.

• Bón cân đối N, P, K. Tránh bón nhiều N giai đoạn trái chín, nên bón/phun tăng cường K, Ca giúp gia tăng phẩm chất và hạn chế bệnh.

• Bón phân hữu cơ vi sinh/phân chuồng ủ hoai có kết hợp với Trichoderma.

• Trong trường hợp cần phải phun xịt, có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất: Azosytrobin + Difenoconazole (Amistar top,…), Difenoconazole, Propineb,….Tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

 

 


46627-benh-than-thu-tren-qua-so-ri.pdf