Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 405 |
Tổng truy cập : | 562,388 |
Trồng trọt
Bệnh thối đỏ hại mía và cách phòng trị
Bệnh thối đỏ do nấm Colletotrichum falcatum gây ra là một trong những loại bệnh hại nguy hiểm trên cây mía. Bệnh có thể gây hại ở nhiều bộ phận, nhưng chủ yếu là ở thân cây, phiến lá và bẹ lá. Hướng dẫn cách nhận biết và phòng trị bệnh thối đỏ hại mía.
Bệnh thối đỏ do nấm Colletotrichum falcatum gây ra, đang là một trong những loại bệnh hại nguy hiểm trên cây mía. Bệnh có thể gây hại ở nhiều bộ phận, nhưng chủ yếu là ở thân cây, phiến lá và bẹ lá.
1. Cách nhận biết
Trong thân cây: Bệnh xâm nhập vào bên trong thân cây thông qua những lỗ đục của các loài sâu đục thân. Ban đầu vết bệnh chỉ là một điểm nhỏ màu nhạt, sau đó lan rộng, kéo dài trong lóng mía thành những mảng màu đỏ huyết, giữa các đốm đỏ có những vệt ngang màu trắng. Do bệnh nằm bên trong ruột cây nên lúc đầu rất khó phát hiện.
Trên phiến lá: Bệnh thường xuất hiện ở gân chính trong lòng máng. Lúc đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ màu hồng, sau đó phát triển dần lên phía trên và xuống phía dưới của sống lá thành những vệt dài hình bầu dục, màu đỏ huyết.
Trên bẹ lá: Vết bệnh có màu nâu sẫm, bao quanh là đường viền có màu đỏ. Nếu nặng, nhiều vết hòa lẫn vào nhau thành một mảng lớn.
Cây bị bệnh ngọn thường chuyển màu vàng héo, nếu bị hại nặng, cây có thể bị khô và chết.
2. Phòng trị
Để hạn chế tác hại của bệnh, bà con cần lưu ý:
- Tuyển chọn và trồng những giống mía kháng bệnh.
- Không lấy hom ở những ruộng đã bị bệnh để làm giống cho vụ sau.
- Chọn hom giống khỏe, loại bỏ những hom có triệu chứng nhiễm bệnh. Trước khi trồng nên xử lý hom giống bằng cách nhúng hom giống vào nước nóng 54 độ C trong 20 phút, hoặc nhúng hai đầu hom vào dung dịch thuốc Mexyl MZ 72WP hay Vinomyl 72BTN pha nồng độ 0,5%, hoặc Boocđô 1%...
- Không nên trồng quá dày.
- Bón phân đầy đủ và cân đối giữa đạm, lân và kali; những ruộng thường bị bệnh cần tăng cường thêm kali.
- Ở những vùng đấp thấp, nên có bờ bao chắc chắn và hệ thống mương trữ nước xung quanh ruộng, để có thể bơm nước ra khỏi ruộng khi cần thiết, hạ thấp mực thủy cấp trong ruộng mía.
- Phòng trừ triệt để các loài sâu đục thân.
- Ruộng đã bị bệnh gây hại, nên thu hoạch sớm hơn những ruộng khác.
26254-ntm.002683_benh-thoi-do-hai-mia-va-cach-phong-tri.pdf