Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 2188 |
Tổng truy cập : | 560,450 |
Chăn nuôi
Bệnh tụ huyết trùng trâu bò
Giới thiệu một số điều cần lưu ý về bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò: nguyên nhân, sức đề kháng của vi khuẩn, phương thức truyền lây, triệu chứng, phòng và trị bệnh…
1. Nguyên nhân:
Do cầu trực khuẩn Pasteurella boviseptica gây bệnh trên bò, Pasteurella bubaliseptica gây bệnh cho trâu.
2. Sức đề kháng của vi khuẩn:
Vi khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi sức nóng, ánh sáng, các thuốc sát trùng như: NOVA-MC.A30, NOVASEPT, NOVADINE, formol 1%,… vi khuẩn sống khá lâu trong đất ẩm. Trong nền chuồng, đồng cỏ chăn thả, đất ẩm ướt thì vi khuẩn có thể sống được hàng tháng.
3. Phương thức truyền lây:
Lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa, qua thức ăn, nước uống. Ngoài ra vi khuẩn còn xâm nhập dễ dàng nếu niêm mạc có vết thương. Vi khuẩn cũng xâm nhập qua đường hô hấp nhất là đường hô hấp trên.
Loài mắc bệnh: Trâu mắc bệnh mạnh hơn bò. Trâu bò non từ 6 tháng đến 2-3 năm tuổi thì cảm thụ mạnh hơn trâu bò già. Bệnh của trâu bò có thể lây qua cho heo, gà và ngược lại.
4. Triệu chứng:
Có 3 thể bệnh tụ huyết trùng:
4.1. Thể quá cấp tính
Gia súc thường chết nhanh, kèm theo sốt cao và triệu chứng thần kinh như vật trở nên hung dữ, điên và hút đầu vào tường, hoặc giãi dụa, run rẩy… nặng thì lăn ra chết, lúc đang ăn thì bỏ chạy như điên và ngã xuống tự lịm đi và chết. Thể này thường xảy ra ở gia súc non từ 6-18 tháng tuổi.
4.2. Thể cấp tính:
Thời gian nung bệnh ngắn từ 1-3 ngày.
Thú không nhai lại, bức rứt khó chịu, sốt cao 40-420C. Niêm mạc mắt mũi ửng đỏ, con vật chảy nước mắt, nước mũi, nước dãi.
Trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan hô hấp: Phổi tụ máu, viêm màng phổi, viêm ngoại tâm mạc, viêm phế quản, con vật ho khan nho nhỏ, nước mũi đặc, khó thở.
Trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa: Viêm ruột cấp tính, lúc đầu đi táo bón sau đi tiêu chảy có máu. Bụng chướng hơi.
Trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào hạch lâm ba: Có triệu chứng viêm hạch lâm ba, hạch hầu, hạch dưới hàm, hạch sưng to, chỗ sưng nóng đau, ấn tay vào chổ sưng có vết lõm và giữ nguyên dấu tay, không trở lại bình thường.
Thú sưng hầu, khó thở, dang hai chân để thở, các hạch sưng to, tiểu ra máu, có thể chết do ngạt thở.
Bệnh phát triển nhanh từ 3 giờ đến 3-5 ngày thú có thể chết. Trâu chết nhanh hơn bò. Trâu tỷ lệ chết là 90-95 %, bò khoảng 5-10 %.
4.3. Thể mãn tính
Bệnh có thể kéo dài đến cuối ổ dịch, vật cũng có thể còn viêm ruột tiêu chảy, viêm phổi ho từng cơn. Bệnh tiến triển từ vài tuần đến vài tháng. Con vật có thể khỏi bệnh nếu được chăm sóc tốt và ngược lại sẽ yếu dần rồi chết.
5. Bệnh tích
Tụ máu ở cơ quan phủ tạng, các tổ chức liên kết dưới da xuất huyết lấm tấm, thịt nhão.
Gan và thận bị viêm, màng phổi xuất huyết lốm đốm, dày lên và dính vào thành mạch ngực.
Phổi bị viêm bị gan hóa từ thùy trước đến 1/3 thùy sau của phổi.
6. Phòng và trị bệnh
6.1. Phòng bệnh
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, vệ sinh thức ăn nước uống, quản lý đàn hợp lý. Định kỳ tiêu độc chuồng trại bằng các loại thuốc sát trùng của ANOVA như: NOVACIDE, NOVASEPT, NOVADINE, NOVA-MC.A30.
Chăm sóc dinh dưỡng cho thú tốt, thường xuyên bổ sung vào thức ăn tinh cho bò sản phẩm NOVA-DAIRY MIX hoặc NOVA-ADE B.COMPLEX hoặc định kỳ tiêm NOVA-B.COMPLEX (1-2 tuần tiêm một lần).
Phòng bệnh bằng vaccin tụ huyết trùng trâu bò (1 năm tiêm 2 lần).
Trường hợp không muốn dùng vaccin, bà con có thể dùng một trong các chế phẩm kháng sinh sau của công ty ANOVA để phòng bệnh vào thời điểm giao mùa, bằng cách 2 tuần cho dùng 1 đợt thuốc trong 2-3 ngày.
NOVA-BACTRIM 48 %: 1g/1,5 kg thức ăn tinh.
NOVA-TRIMOXIN: 1,5g/ kg thức ăn tinh.
NOVA-THIASUL: 2g/ kg thức ăn tinh.
6.2. Trị bệnh
- Phải phát hiện kịp thời, cách ly thú bệnh. Tiến hành điều trị kịp thời. Dùng một trong các sản phẩm sau của công ty ANOVA.
+ NOVASONE: Tiêm bắp 1ml/ 12-15 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 3-4 ngày.
+ NOVA –D.O.T: Tiêm bắp 1ml/5-10 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 3-4 ngày.
+ NOVA-NORCINE: Tiêm bắp 1ml/20 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 4-5 ngày.
+ NOVA-GENTASONE 10%: Tiêm bắp 1ml/20kg thể trọng, ngày 1 lần trong 3-4 ngày.
+ NOVA-AMDECOL: Tiêm bắp 1ml/12-15 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 4-5 ngày.
+ NOVA-TETRA LA: Tiêm bắp 1ml/ 20 kg thể trọng, 2 ngày tiêm một lần
+ TIALIN 10%: Tiêm bắp 1ml/10-12 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 4-5 ngày liên tục.
+ NOVA-DOXYCOL: Tiêm bắp 1ml/15-20 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 4-5 ngày.
+ NOVA-PEN-STREP: 1 lọ/ 80kg thể trọng, ngày tiêm 2 lần trong 4-5 ngày.
+ NOVA-PENI-STREPTO: Tiêm bắp 1ml/12kg thể trọng, ngày 1 lần trong 3-4ngày.
- Kết hợp với việc tăng cường sức kháng bệnh, giúp thú mau hồi phục bệnh, tăng hiệu quả điều trị bệnh. Dùng 1 trong các sản phẩm sau:
+ NOVASAL: Tiêm bắp 15-20ml/ con/ lần, 2 ngày tiêm một lần cho đến khi hết bệnh.
+ NOVA-C.VIT: Tiêm bắp 1ml/10 kg thể trọng, ngày 1 đến 2 lần cho đến khi hết bệnh.
+ NOVA-B.COMPLEX: Tiêm bắp 10ml/con, ngày 1 lần trong 4-5 ngày
- Khi có triệu chứng sốt cao, khó thở dùng thêm chế phẩm trợ hô hấp, hạ sốt:
+ NOVA-ANA C: Tiêm bắp 10ml/con/lần, ngày 2 lần cho đến khi hết sốt (hoặc dùng NOVA-ANAZINE 20%).
+ NOVA-ACB.COMPLEX: 1ml/20-30 kg thể trọng, ngày 1 đến 2 lần cho đến khi hết sốt.
+ Trợ hô hấp NOVA-BROMHEXINE PLUS: Tiêm bắp 1ml/10 kg thể trọng, ngày 1 đến 2 lần cho đến khi hết sốt, khó thở.
- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tăng cường việc sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi 2 ngày một lần trong thời gian điều trị bằng một trong các sản phẩm sau: NOVACIDE hoặc NOVASEPT hoặc NOVADINE hoặc NOVA-MC.A30
2153-ntm.01030_benh-tu-huyet-trung-trau-bo.pdf