Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 411 |
Tổng truy cập : | 562,415 |
Chăn nuôi
Bệnh viêm phổi dính sườn ở lợn
Tìm hiểu về bệnh viêm phổi dinh sườn ở lợn: nguyên nhân gây bệnh, một số đặc điểm của bệnh, triệu chứng bệnh, bệnh tích và biện pháp phòng bệnh
Lợn sốt cao, ho lợn cơn và chết đột tử có máu tươi trào ra ở mũi và miệng. Lợn chết trong trạng thái tím tái và dễ nhầm với bệnh tụ huyết trùng cấp tính về lâm sàng. Lợn nhiễm bệnh không sốt hoặc sốt nhẹ không thường xuyên, da nhợt nhạt, ít ho (ho khan), nước bọt ở miệng như xà phòng, gầy yếu (xương sườn lộ rõ), giảm tăng trọng.
1. Nguyên nhân
Do dòng vi khuẩn Actinobacillus Pleuropneumoniae (APP) gây ra. Hiện nay có khoảng 15 Serotyp khác nhau gây bệnh, đồng thời sinh ra 4 loại độc tố tác động lên đường hô hấp lợn.
2. Một số đặc điểm của bệnh
- Lợn là loài nhạy cảm nhất với bệnh viêm phổi dính sườn (APP).
- Bệnh thường xảy ra trên lợn từ 15 - 25 tuần tuổi, bệnh thường gây chết đột tử trên lợn nái.
- Vi khuẩn có cả nội và ngoại độc tố.
- Miễn dịch không được bảo hộ giữa các chủng khác nhau.
3. Triệu chứng
a. Thể cấp tính
Lợn sốt cao, ho lợn cơn và chết đột tử có máu tươi trào ra ở mũi và miệng. Lợn chết trong trạng thái tím tái và dễ nhầm với bệnh tụ huyết trùng cấp tính về lâm sàng.
b. Thể mạn tính
Lợn nhiễm bệnh không sốt hoặc sốt nhẹ không thường xuyên, da nhợt nhạt, ít ho (ho khan), nước bọt ở miệng như xà phòng, gầy yếu (xương sườn lộ rõ), giảm tăng trọng.
4. Bệnh tích
- Đối với lợn bệnh cấp tính: máu chảy ra ở mũi và đọng trên đường hô hấp, phổi xuất huyết và có các vùng màu đen trên màng phổi, không phân biệt giữa các mô phổi.
- Đối với bệnh mạn tính: màng phổi dính chặt vào sườn, phổi có màu đen và một số trường hợp phổi cỏ ổ áp se hoặc ổ mủ.
- Cần phân biệt với bệnh với bệnh viêm phổi do Mycoplasmosis.
5. Phòng bệnh
a. Vệ sinh phòng bệnh
Phun thuốc sát trùng RTD – Iodine 10%, Chirox, Chloramin B định kỳ 2 lần/ tuần.
b. Phòng bệnh bằng vaccine
- Chọn loại vaccine có tất cả các serotyp để phòng bệnh cho lợn.
- Chọn loại vaccine có giải độc tố để thanh toán mầm bệnh từ lợn nái.
- Parapleuro shield là loại vaccine duy nhất trên thị trường có đủ các serotyp và các giải độc tố để phòng bệnh đường hô hấp cho lợn.
c. Phòng bệnh bằng kháng sinh
Cách phòng |
Loại sản phẩm |
Cách dùng |
Liều lượng |
Liệu trình |
1 |
RTD – T.FLO |
Tiêm bắp thịt |
1ml/20kg TT |
3-5 ngày |
2 |
RTD-T.GENTAMAX (XANH) |
Tiêm bắp thịt |
1ml/12kg TT/ ngày |
3-5 ngày |
6. Trị bệnh
Dùng các loại thuốc như phòng bệnh nhưng liều tăng gấp đôi, đồng thời kết hợp thêm Vitamin C và các loại thuốc điện giả.
http://nguoichannuoi.vn/benh-viem-phoi-dinh-suon---nguyen-nhan-cach-phong-tri-fm486.html
75059-ntm.002074_benh-viem-phoi-dinh-suong-o-lon.pdf