Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 2151
Tổng truy cập : 1,160,347

Nuôi trồng thủy, hải sản

Bệnh virut mùa xuân trên cá và biện pháp phòng bệnh tổng hợp

Giới thiệu với bà con dấu hiệu của bệnh virut mùa xuân trên cá chép và biện pháp phòng bệnh tổng hợp: dấu hiệu bệnh bên ngoài và bên trong, giai đoạn cá hay bị bệnh, giải pháp cải tạo ao, phương pháp cho ăn, bổ sung vitamin C,….


Miền bắc nước ta đang bước vào thời điểm giao giữa mùa xuân và mùa hè. Khoảng nhiệt độ ngày đêm từ 18 – 30 độ C là một trong những điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn, vi rút… phát triển gây bệnh cho động vật nuôi thủy sản. Trong đó đặc biệt nguy hiểm và gây thiệt hại lớn cho người nuôi cá là bệnh virut mùa xuân trên cá chép.

Sau đây xin giới thiệu đến các hộ nuôi thủy sản dấu hiệu của bệnh virut mùa xuân trên cá chép và biện pháp phòng bệnh tổng hợp:

* Dấu hiệu bệnh:

- Dấu hiệu bên ngoài: Bên ngoài da sậm màu, mắt lồi, mang nhợt nhạt các tơ mang xơ rách, có hiện tượng xuất huyết điểm ở da, mang.

- Dấu hiệu bên trong: khi giải phẫu bên trong thấy xoang bụng có dịch, ruột chướng hơi, tụy bị sưng và có hiện tượng xuất huyết ở bong bóng. Trong đó xuất huyết ở bong bóng được xem là dấu hiệu đặc trưng của bệnh này

* Giai đoạn cá hay bị bệnh:

- Bệnh thường xảy ra khi nhiệt độ thấp từ 18 - 200C.

- Giai đoạn cá càng nhỏ (dưới 1 năm tuổi) càng nhạy cảm với bệnh này nhất là cá chép giống lưu qua đông.

* Giải pháp

Đối với bênh virut mùa xuân trên cá chép chưa có thuốc đặc trị ngoài việc sử dụng vacxine. Tuy nhiên việc dùng vacxine để trị bệnh cho cá chép nuôi thương phẩm rất tốn kém và khó áp dụng đại trà. Nên người nuôi cần điều chỉnh khung thời vụ thả giống hợp lý như vào thời điểm thời tiết có nhiệt độ ổn định > 220C đồng thời áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp như sau:

- Cải tạo ao đúng quy trình kỹ thuật: vét bùn, bón vôi diệt tạp 7 - 10kg/100m2, phơi đáy ao 5 – 7 ngày.

- Chọn công thức và đối tượng nuôi phù hợp cho từng mặt nước ao nuôi.

- Không thả nuôi với mật độ cao khi nguồn nước ô nhiễm.

- Trước khi thả cá cần tắm cá bằng muối ăn với liều lượng 200 - 300g muối/ 100lít nước, thời gian tắm cá từ 10 – 15 phút.

- Không cho cá ăn thức ăn ôi thiu, ẩm mốc.

- Dụng cụ cho ăn cần được rửa sạch sau mỗi lần cho ăn.

- Treo túi vôi 2 - 4kg/túi quanh chỗ cho ăn.

- Định kỳ bổ sung Vitamin C bằng cách cho cá ăn với liều lượng 20 - 30g trộn với 25 kg thức ăn cho 1 tấn cá ăn trong ngày, cho ăn liên tục 2 – 3 ngày để tăng sức đề kháng cho cá vào những tháng cá chép dễ bị bệnh.

- Rắc vôi xuống ao 2 lần/tháng và trước khi trời mưa với liều lượng 2 - 3kg/100m3 nước ao hoặc dùng định kỳ các chế phẩm sinh học như Biobacter, Biopower tạt 1kg cho 8.000 – 10.000m3 nước ao nuôi.

- Phân chuồng khi bón xuống ao cần ủ với vôi bột theo tỷ lệ như sau: 3 – 5kg vôi bột cho 100kg phân, thời gian ủ 1 tháng. Tránh đưa thẳng trực tiếp phân tươi xuống ao nuôi sẽ gây ô nhiễm môi trường và mang mầm bệnh cho cá nuôi.                 


44812-ntm.01159_benh-virut-mua-xuan.pdf