Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1674 |
Tổng truy cập : | 559,024 |
Nuôi trồng thủy, hải sản
Biện pháp phòng chống rét cho thủy sản và cách phòng trị một số bệnh thường gặp trong mùa đông
Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật người nuôi thủy sản cần áp dụng để chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài có thể xảy ra, giảm thiểu thiệt hại đến sản xuất thủy sản.
1. Biện pháp chống rét
- Đối với nuôi cá trong ao:
+ Đào lạch rộng tối thiểu 2,0m, sâu từ 2,5m trở lên quanh ao, đào lạch cách chân bờ tối thiểu 2,5 m để tránh sạt trượt bờ ao.
+ Chủ động dâng cao mực nước ao nuôi tối thiểu trên 1,8m; đối với những ao nhỏ nếu có điều kiện bơm bổ sung nước giếng khoan là tốt nhất; có thể sử dụng bạt nilon trắng để che phủ mặt ao để hạn chế giảm nhiệt độ nước trong ao.
+ Làm khung định hình bằng ống nhựa hoặc tre, nứa diện tích khoảng 1/3 mặt ao về hướng Bắc để chắn gió.
- Đối với nuôi cá trong lồng: Hạ thấp lồng nuôi đến mức tối đa, kết hợp biện pháp chăm sóc, quản lý để nâng cao sức đề kháng cho đàn cá nuôi.
* Lưu ý:
- Hạn chế đánh bắt, kéo lưới, san thưa trong những ngày rét đậm, rét hại để tránh xây sát, gây bệnh cho đàn cá nuôi.
- Tranh thủ những ngày nhiệt độ tăng, thời tiết hửng nắng để cho cá ăn thức ăn giàu Protein, kết hợp bổ sung Vitamin tổng hợp, khoáng chất, hạn chế thức ăn dư thừa gây ra lãng phí, ô nhiễm nguồn nước.
- Định kỳ 2 tuần/lần sử dụng vôi với lượng từ 10-15 kg/100m2/ao hoặc IODINE 1lít/4.000-5.000 m3…khử trùng cho ao nuôi. Sau khi khử trùng 3 ngày tiếp tục sử dụng chế phẩm sinh học có thành phần gồm các vi khuẩn Bacillus, Lactobacillus… với liều lượng 100g/2.000-3.000m3 nước để cải tạo nền đáy.
- Đối với lồng nuôi: thường xuyên kiểm tra, vệ sinh lồng sạch sẽ; sử dụng các loại hóa chất diệt khuẩn treo ở đầu lồng để hạn chế vi khuẩn gây bệnh trong môi trường lồng nuôi.
2. Một số bệnh thường gặp trong mùa đông và cách điều trị
2.1. Bệnh nấm thủy my:
- Dấu hiệu: Trên da xuất hiện những vùng trắng xám, có các sợi nấm nhỏ mềm. Sau vài ngày sợi nấm phát triển, đan chéo thành từng búi trắng như bông, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Bệnh thường xuất hiện khi nhiệt độ môi trường nước 15-200C.
- Trị bệnh: Sử dụng Methylen với liều lượng 2-3lít/1.000m3 nước ao nuôi hoặc Iodine với liều lượng 1 lít/5.000m3 nước ao nuôi
2.2. Bệnh trùng mỏ neo trên cá trắm cỏ, cá chép:
- Dấu hiệu: Trùng hình mỏ neo ký sinh trên cơ thể làm cá ngứa ngáy, khó chịu, kém ăn, da mất sắc màu bình thường, bơi lờ đờ, phản ứng kém gầy yếu và chết. Bệnh thường xảy ra vào các ao lưu cá giống qua đông.
- Trị bệnh: Sử dụng lá Xoan bó thành từng bó từ 10-15kg/bó/100m2 dìm xuống ao, lồng nuôi.
2.3. Bệnh hoại tử gan thận mủ trên cá da trơn:
- Dấu hiệu: Bơi lờ đờ, màu sắc nhợt nhạt, xuất huyết trên cơ thể; khi mổ quan sát trên gan, thận có lốm đốm trắng, ruột tích nước. Bệnh thường xuất hiện khi nhiệt độ môi trường 18 - 230 C
- Trị bệnh: Có thể sử dụng thuốc kháng sinh như Florphenicol, liều dùng 30-50 mg/kg cá/ngày trộn vào thức ăn cho ăn liên tục 5-7 ngày, kết hợp bổ sung VitaminC, Glucan với lượng 3g/kg thức ăn/ngày nhằm nâng cao sức đề kháng cho cá.
50346-ntm.003015_bien-phap-phong-chong-ret-cho-thuy-san.pdf