Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 479 |
Tổng truy cập : | 2,503,792 |
Chăn nuôi
Biện pháp phòng trừ bệnh hại ấu trùng ong
Giới thiệu với bà con một số thông tin: nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng bệnh, trị bệnh của bệnh ấu trùng túi ở ong, bệnh thối ấu trùng ở ong
1. Bệnh ấu trùng túi ở ong
- Triệu chứng: Toàn bộ cơ thể ấu trùng bị biến dạng như một cái túi, phía trên nhọn, phía dưới chứa một chất lỏng trong suốt , có màu hơi vàng. Ấu trùng chết không có mùi chua.
- Nguyên nhân: Do 1 loại vi rút gây ra, gồm 2 chủng:
Chủng vi rút Thái Lan: gây bệnh cho đàn ong nội phía Nam.
Chủng vi rút Trung Quốc: gây bệnh cho đàn ong nội phía Bắc
- Biện pháp phòng trừ
* Phòng bệnh: Luôn duy trì chúa đẻ khỏe, đàn ong khỏe, quân bám đầy cầu.
* Trị bệnh: Các thuốc kháng sinh đều không có hiệu lực, chỉ có thể điều trị bằng phương pháp sinh học, cụ thể như sau:
Thay chúa cũ bằng mũ chúa khỏe hoặc nhốt chúa 7-10 ngày, nhằm làm gián đoạn sản sinh ấu trùng ong.
Rũ bớt cầu ong bệnh, để ong phủ dầy các mặt cầu. Nếu đàn ong yếu quá, thì nhập các đàn yếu lại với nhau.
Cho ăn liên tục 3-4 ngày, hoặc chuyển đàn ong bị bệnh đến nguồn hoa mới.
2. Bệnh thối ấu trùng ong
- Triệu chứng
Bệnh này không gây hại trên ong trưởng thành mà chỉ gây hại trên ấu trùng ong 3 – 5 ngày tuổi. Cả ong ý và ong nội đều mắc bệnh này.
Khi nhấc cầu ong lên quan sát thấy có ấu trùng chết duỗi thẳng ra, có màu trắng đục, chuyển sang màu xanh nhạt, vàng thẫm và cuối cùng là màu nâu. Xác ấu trùng thối rữa và có mùi chua. - Trong trường hợp đàn ong bị cả ấu trùng lớn hơn từ 5 – 6 ngày tuổi tức là con ong bị bệnh rồi còn bị cả vi khuẩn Bacillus alvei nhiễm hại.
- Nguyên nhân: Do một loại liên cầu khuẩn gây nên có tên là Steptococus fluton và các vi khuẩn tác hại kèm theo như: Bacillus alvei, Steptococus apis
- Biện pháp phòng trừ:
Có thể sử dụng 1 trong những loại thuốc kháng sinh sau:
Pha 1 gam (1 lọ) Streptomyxin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.
Pha 1 triệu đơn vị Eromyxin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.
Pha 1 triệu đơn vị Kanamyxin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.
Pha hỗn hợp Streptomyxin (1gam) với 1 triệu đơn vị Penicilin trong 3 lít nước đường cho 30 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.
Có thể dùng cách phun ở dạng hạt nhỏ. Cứ 2 ngày phun 1 lần để tránh gây xáo động, ong dễ bốc bay. Chú ý phun chéo mặt cầu ong, phun lên ong thợ là chính. Trước khi điều trị nên loại bớt cầu bệnh thì điều trị mới hiệu quả.
86759-ntm.001591_benh-hai-au-trung-ong.pdf