Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 134 |
Tổng truy cập : | 565,686 |
Trồng trọt
Biện pháp phòng trừ bệnh vàng lụi lá lúa
Bài trích chia sẻ các kinh nghiệm về phòng và trị bệnh vàng lụi lá lúa: triệu chứng, đặc điểm nhận biết; nguyên nhân gây bệnh, điều kiện phát sinh, phát triển bệnh, biện pháp phòng, trừ
1. Triệu chứng, đặc điểm nhận biết
Cây bị bệnh lùn, lá bị vàng bắt đầu từ những lá phía dưới. Lá biến thành màu vàng da cam từ mép lá và chóp lá trở vào. Lá lúa co ngắn lại và xoè ngang ra giống như lá cây gừng, Lá non thường có màu xanh nhạt lốm đốm hoặc thành sọc dài ngắn khác nhau chạy song song với gân lá. Cây lúa lùn hẳn xuống, bộ rễ kém phát triển có màu đen và tanh.
2. Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh do virut Transitory yellowing gây ra
3. Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh
Sự phát triển và mức độ gây hại của bệnh có liên quan chặt chẽ với giống lúa, số lượng rầy và đặc điểm ruộng. Mức độ nhiểm bệnh lúa vàng lụi của các giống lúa rất khác nhau.
4. Biện pháp phòng, trừ:
- Sử dụng các giống lúa kháng bệnh.
- Nếu phát hiện trên ruộng có dảnh bị nhiễm bệnh thì ngay lập tức phải nhổ bỏ và phun thuốc trừ rầy.
- Cách chữa bệnh: khi ruộng bị bệnh nhẹ và ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, áp dụng các biện pháp thay nước ruộng, bón thêm vôi và phân lân kết hợp làm cỏ sục bùn, phun thuốc trừ rầy, sau đó khoảng 7-10 ngày bộ rễ lúa phát triển sẽ làm cho cây lúa hồi phục và cho năng suất bình thường.
42922-ntm.001528_benh-vang-lui-la-lua.pdf