Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 120
Tổng truy cập : 565,625

Trồng trọt

Biện pháp phòng trừ bọ xít xanh hại lúa

Tìm hiểu những đặc điểm nhận biết và điều kiện gây hại của bọ xít xanh trên cây lúa, từ đó đưa ra các biện pháp phòng trừ sớm: diệt ổ bọ xít non mới nở, dùng thuốc hóa học khi chúng phát triển


1. Đặc điểm nhận biết

 - Bọ xít trưởng thành hình khiên, màu xanh nhạt, thân dài 15 – 16mm, rộng 8 – 9mm. Bụng có nhiều chấm đen. Cánh trước có 2 phần: phần đầu cứng, phần sau đuôi màng.

- Trứng bọ xít có hình trống, dài 1,2mm, rộng 0,8mm. Lúc mới đẻ có màu xanh sau chuyển thành màu hồng xám, trước khi nở có màu đỏ.

- Bọ xít non mới nở có màu vàng. Bọ xít non có 5 tuổi, ở tuổi 3, 4 và 5 chúng có màu xanh, có nhiều chấm đen, trắng trông rất rõ.

Bọ xít non và trưởng thành đều chích hút dịch cây làm cây còi cọc, vàng, chậm sinh trưởng hoặc sinh trưởng kém làm giảm năng suất lúa khi mật độ cao.

 

2. Điều kiện phát sinh gây hại

Vòng đời của bọ xít xanh kéo dài 65-70 ngày. Bọ xít trưởng thành sống nhiều tháng và có tập tính qua đông, qua hè.

Hàng năm, bọ xít xanh hình thành 4 lứa. Chúng xuất hiện vào các tháng 10 – 12 và 3- 4.

 

3. Biện pháp phòng trừ:

- Phát hiện sớm, diệt các ổ bọ xít non mới nở. Dùng vợt bắt bọ xít trưởng thành, nhất là những nơi chúng qua đông, qua hè.

- Dùng thuốc hoá học diệt trừ khi mật độ chúng lên cao. Các loại thuốc thường dùng la Ofatox 400EC, Fastac 5EC, Trebon, Bassa, Mipcin... Tiến hành phun thuốc khi mật độ bọ xít lên cao hơn 18-20 con/m2, thường là vào lúc lúa chín sữa.


19622-ntm.001546_bo-xit-xanh-hai-lua.pdf