Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 108 |
Tổng truy cập : | 565,610 |
Trồng trọt
Biện pháp phòng trừ sâu cắn lá nõn ngô
Để phòng và điều trị sâu cắn lá nõn ngô, bà con cần lưu ý các đặc điểm: đặc điểm nhận biết, triệu chứng, đặc điểm phát sinh gây hại, biện pháp phòng trừ
1. Triệu chứng
- Trên lá nõn ngô bị sâu cắn lỗ chỗ thủng. Trong nõn có phân đùn ra ngoài dễ nhận biết.
2. Đặc điểm hình thái
- Trưởng thành màu nâu nhạt hoặc vàng nhạt, hoạt động về đêm ban ngày ẩn nấp chỗ tối. Con cái đẻ trứng thành từng ổ trên lá nõn, bẹ lá, trên cờ hoặc râu bắp. Trứng hình bầu dục, mới đẻ mầu trắng sữa sau chuyển sang màu nâu. Sau khoảng một tuần trứng nở.
3. Đặc điểm phát sinh gây hại
- Sâu phá hại chủ yếu trong vụ ngô thu – đông, phá hại mạnh từ tháng 12 đến tháng 2.
Ngài hoạt động về ban đêm, ban ngày ẩn nấp trong bẹ lá ngô hoặc bờ cỏ. Ngài thích mùi chua ngọt. Đẻ trứng thành từng ổ, các ổ xếp liền với nhau như vẩy cá.
Sâu phá hại bắt đầu từ thời kỳ ngô có 5-8 lá. Sâu hoạt động nhiều vào ban đêm, ban ngày thường ẩn trong nõn ngô, trong bẹ lá hoặc chui xuống đất ở gần gốc.
Khi cây còn nhỏ sâu hóa nhộng ở dưới đất (sâu 2-5 cm). Từ khi cây trỗ cờ trở đi sâu hóa nhộng trong bẹ lá, lá bi hoặc trong bắp.
4. Biện pháp phòng trừ
- Làm sạch cỏ trong ruộng và xung quanh bờ.
- Bẫy diệt ngài bằng bả chua ngọt từ tháng 12 đến đầu tháng 2. Cách làm bả như sau: dùng 4 phần mật (đường đen) trộn với 4 phần dấm, một phần rượu và một phần nước, sau đó cứ 100 phần hỗn hợp này cho thêm vào 1 phần thuốc trừ sâu Dịch bách trùng (hoặc Regent; Regell; Dip 80 SP). Bả pha xong đặt trong chậu sành, nhựa...mỗi chậu khỏang 0,25-0,5 lít, đặt cao khỏi mặt đất khỏang 0,2 – 0,3m nơi đầu gió, mỗi ha khoảng 7-10 chậu , cứ khoảng một tuần thay bả mới một lần. Hoặc có thể thay chậu sành bằng búi nhùi rơm, rạ; cách làm: lấy rơm, rạ buộc vào cọc cao 1,2 – 1,5m sau đó vảy nước chua ngọt vào búi, mỗi ha 20 búi. Biện pháp này muốn có kết qủa phải được tiến hành đồng lọat trên diện rộng, tránh làm đơn lẻ một mình vì sẽ thu hút trưởng thành từ ruộng khác đến đẻ trứng gây hại nặng cho ruộng nhà mình
- Xác định thời vụ gieo trồng thích hợp để tránh đợt sâu phá hại vào tháng 1 và 2.
- Dùng thuốc trừ sâu như: Sadavi 95WP, Padan 95SP; Sudin 20EC; Basudin 40EC.. theo liều lượng trên bao bì.
93931-ntm.001596_sau-can-la-noi-ngo.pdf