Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 130
Tổng truy cập : 565,682

Trồng trọt

Biện pháp phòng trừ sâu keo hại lúa

Chia sẻ với bà con kinh nghiệm phòng trừ sâu keo hại lúa: đặc điểm nhận biết, điều kiện phát sinh gây hại, biện pháp phòng, trừ sâu hại


1. Đặc điểm nhận biết

- Ngài: thân dài 14-16mm, sải cánh rộng 30-36mm. Đầu, ngực màu nâu tối, toàn thân màu đen xám.

- Trứng hình cầu hơi dẹt, đường kính khoảng 0,47-0,51mm. Trứng xếp thành hàng hoặc chồng thành ổ, có lông phủ màu vàng xám.

- Sâu: sâu non đẫy sức dài 35-37mm, màu sắc thay đổi nhiều. Sâu tuổi 5-6 có màu lục lam.

- Nhộng dài 17-18mm, màu nâu đỏ.

Sâu non gây hại cả lá lúa và bông lúa, tập trung thành đám.

2. Điều kiện phát sinh gây hại

Sâu ưa nhiệt độ cao và ẩm độ bão hoà. Hàng năm, sau những trận mưa tập trung, kéo dài gây ngập, lụt, úng thì thường tiếp theo là nạn dịch sâu keo phát sinh phá lúa mùa.

Hàng năm, cần chú ý các đợt sâu: Đợt 1 từ hạ tuần tháng 6 - hạ tuần tháng 7, đợt 2 từ hạ tuần tháng 7 - hạ tuần tháng 8.

3. Biện pháp phòng, trừ

- Làm đất kỹ, dọn sạch cỏ dại trong ruộng và bờ.

- Dùng bả chua ngọt để bẫy diệt trưởng thành theo công thức: mật (4 phần) + rượu (1 phần) + dấm (4 phần) + bột thấm nước Padan với tỷ lệ bằng 1/100 trọng lượng các hỗn hợp trên. Mỗi hacta có thể cắm 20-30 bó, 4-5 ngày thay bó mới và đem thiêu huỷ các bó cũ.

- Khi phát hiện có sâu non tuổi nhỏ quanh bờ ruộng hay trong ruộng hoặc sau khi ra rộ 4-5 ngày cần kịp thời tổ chức phun thuốc.


4990-ntm.001583_sau-keo-hai-lua.pdf