Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 856 |
Tổng truy cập : | 563,634 |
Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
Cá trắm phòng và chữa bệnh
Theo y học cổ truyền, cá trắm đen tính bình vị ngọt, thích hợp với các trường hợp tỳ vị hư nhược, mất sức, phù nề, viêm gan, thận, tăng cường miễn dịch,… Giới thiệu một số món ăn, bài thuốc từ cá trắm đen.
Là loài cá nước ngọt, cá trắm có hai loại: Trắm trắng (hay còn gọi là trắm cỏ) và trắm đen. Cả hai loại đều được dùng làm thực phẩm, được chế biến thành nhiều món ăn ngon, đồng thời có tác dụng phòng và chữa bệnh
Theo y học cổ truyền, cá trắm trắng có tác dụng bổ tỳ vị và khí huyết, thích hợp với các chứng tỳ vị hư hàn, biếng ăn, gầy yếu, mệt mỏi, đuối sức. Cá trắm đen tính bình vị ngọt, thích hợp với các trường hợp tỳ vị hư nhược, mất sức, phù nề, viêm gan, thận, tăng cường miễn dịch,…
Một số món ăn, bài thuốc từ cá trắm:
Cảm nắng, viêm phế quản do nắng nóng, khô họng, ho nhiều, đờm vàng đặc, nước tiểu vàng đỏ: Cá trắm trắng (đã cạo vảy, rửa sạch, mổ bỏ ruột) 120g, mướp hương 500g, gừng tươi 3 lát. Cá trắm thái miếng ướp gừng và gia vị. Mướp hương thái miếng xào cho chín, nêm gia vị rồi cho cá vào đảo đều, bắc ra ăn nóng với cơm, ngày ăn 1 lần. Ăn liền 1 tuần.
Cảm lạnh, người yếu, đau đầu, ngạt mũi, đau mình mẩy: Thịt cá trắm trắng 150g, gừng tươi 3 lát, 1 chút rượu trắng, nước 1 bát con. Nấu sôi nước rồi cho cá, gừng và rượu vào, hầm khoảng 30 phút, nêm gia vị, ăn nóng, sau đó đắp chăn cho ra mồ hôi.
Suy nhược cơ thể sau ốm, khí huyết không đủ: Thịt cá trắm trắng 250g, hoàng kỳ 25g, đương quy 12g. Cho các vị vào nồi thêm nước vừa đủ để nấu canh, ăn cá, bỏ bã thuốc. Ngày ăn một lần. Ăn 3 - 4 lần.
Nâng cao sức đề kháng, phòng cúm: Thịt cá trắm đen 300g, cắt miếng, khía rãnh 2 bên thân cá, để lên đĩa hấp gần chín cho thêm vài lát gừng tươi, hành, rượu, ít mì chính chưng tiếp cho chín. Có thể ăn thường xuyên.
Tỳ vị hư nhược, hay đau bụng lâm râm, chán ăn: Thịt cá trắm đen 500g, đẳng sâm 10g, thảo quả 1g, trần bì 1,5g, quế bì 1,5g, gừng khô 3g, hồ tiêu 5 hạt, muối vừa đủ. Nấu chín ăn thịt cá, uống canh, bỏ bã thuốc. Ngày ăn 1 lần. Ăn liền 1 tuần.
Chữa khí hư, mệt mỏi, ăn không ngon: Cá trắm đen 150g, lọc da, bỏ xương, băm nhỏ, đập một quả trứng gà vào, trộn đều, nêm gia vị, cho vào hầm cách thủy, chín mang ra ăn, ngày 1 lần, ăn trong 10 ngày liền
Suy nhược cơ thể, mất sức, chóng mặt: Thịt cá trắm đen 300g, gạo 100g, nấu cháo ăn. Ăn liền 1 tuần.
Lưu ý: Không nên uống mật cá trắm để chữa bệnh vì có thể gây ngộ độc, nhẹ có thể gây đau bụng, chóng mặt, buồn nôn; nặng có thể dẫn đến suy gan, suy thận, thậm chí gây tử vong.
13646-ntm.00211_ca-tram-phong-va-chua-benh.pdf
Thu Vân
- Loại thực phẩm màu đen giảm cân nhanh, đốt cháy mỡ thừa cực đỉnh (17/10)
- Top 7 trái cây giàu enzyme tiêu hóa tự nhiên tốt cho sức khỏe đường ruột (17/10)
- Lưu ý với những người bị huyết áp cao (17/10)
- Cách tốt nhất để ăn dưa hấu có thể khiến bạn ngạc nhiên (17/10)
- Nên làm gì khi lỗ chân lông to? (17/10)
- Một số công thức dưỡng da từ quả bơ (17/10)