Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1826 |
Tổng truy cập : | 565,443 |
Trồng trọt
Các giải pháp bảo vệ môi trường trong trồng trọt
Giới thiệu một số biện pháp xử ly chất thải trồng trọt để giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường: xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa họ, xử lý rơm rạ và chất thải sau trồng trọt.
Theo thống kê, mỗi năm cả nước sản xuất gần 47 triệu tấn lương thực, trên 5 triệu tấn rau và phát thải trên 84,5 triệu tấn chất thải từ trồng trọt như rơm rạ, thân bắp, bao bì, vỏ chai lọ thuốc bảo vệ thực vật,... và có gần 70% chất thải sau trồng trọt chưa qua xử lý. Theo thống kê của Tổng cục Môi trường, mỗi năm nông nghiệp nước ta ước tính thải ra môi trường 11.000 tấn bao bì, chai lọ có hàm lượng độc chất cao và khó tái chế, sử dụng.
Sử dụng phân bón chưa đúng và vượt ngưỡng hấp thu của cây trồng không chỉ gây phát thải chất thải về bao bì đóng gói, mà còn gây tồn dư trong đất gây ô nhiễm môi trường. Các loại chất thải từ trồng trọt nếu không thu gom và xử lý hợp lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người.
Để giúp bà con quản lý, sử dụng hiệu quả các loại chất thải trồng trọt, giảm ô nhiễm môi trường và tác động về sức khỏe, hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn nhằm bào vệ bền vững môi trường nông nghiệp, nông thôn, hướng tới xây dựng nông thôn mới phát triển về kinh tế, xanh sạch đẹp về môi trường, bài viết sau đây giới thiệu một số giải pháp xử lý chất thải trồng trọt như sau:
1. Đối với bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học:
- Ngoài việc sử dụng thuốc đúng chủng loại, liều lượng và thời điểm, sau khi sử dụng bà con cần thu gom bao bì, chai lọ về các vị trí được quy định của địa phương, tuyệt đối không được vất bừa bãi trên đồng ruộng.
- Các địa phương cần có các quy định địa điểm thu gom và định kỳ thu gom đưa đi xử lý theo quy định.
- Thu gom và xử lý bao bì, chai lo thuốc bảo vệ thực vật đảm bao tiêu chuẩn xả thải sau khi xử lý.
2. Đối với rơm rạ và chất thải sau trồng trọt:
- Sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải trồng trọt
Rơm rạ, thân xác cây trồng sau thu hoạch cần được thu gom gọn gàng, tuyệt đối không đốt bừa bãi trên đồng ruộng để tránh phát sinh khói bụi, gây ô nhiễm môi trường, giảm tầm nhìn của người tham gia giao thông;
Các vùng canh tác lúa gập nước, sau khi thu hoạch cần hạn chế vùi ngay để hạn chế phân hủy yếm khí gây phát thải khí metan, làm nghẹt rễ lúa và ô nhiễm môi trường;
Sau khi thu hoạch, bà con nông dân cần thu gom tập trung chất thải để làm nguyên liệu trong sản xuất phân bón hữu cơ sinh học để sử dụng bón cho các vụ gieo trồng tiếp theo.
- Khi ủ làm phân bón hữu cơ sinh học bà con cần thực hiện theo các bước sau:
* Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng: Chọn vị trí cao ráo, thoát nước tốt. Diện tích đủ rộng để tạo một đống ủ cho lượng rơm, rạ mà bà con thu gom được, đào hố trải bạt hoặc nilon xuống dưới đáy hố và chất đống thật chặt;
* Bước 2: Xử lý nguyên liệu sơ bộ, loại bỏ các tạp chất như nilon, đất
* Bước 3: Ủ nguyên liệu: xếp một lớp chất thải, mỗi lớp dảy 50cm, sau đó tưới các loại chế phẩm sinh học được bán phổ biến tại các cửa hàng thuốc BVTV, vật tư nông nghiệp, sau đó tiếp tục xếp thêm các lớp rơm rạ khác. Bổ sung thêm nước đảm bảo độ ẩm phù hợp (40 -50%). Để kiểm tra độ ẩm, bà con nông dân cầm và nắm thật chặt nắm rơm rạ, nếu có nước rỉ ra các kẽ ngón tay là đảm bảo độ ẩm yêu cầu. Dùng bạt hoặc nilon phủ toàn bộ đống ủ để vừa tránh mưa, tăng nhiệt độ trong cho đống ủ.
* Bước 4: Đảo trộn nguyên đống ủ: Sau 15 ngày khi đống ủ bi phân hủy, chiều cao đống ủ giảm, để tăng hiệu quả, bà con nông dân có thể đảo đống ủ nếu có đủ nhân lực.
- Sản xuất than sinh học cải tạo đất tử rơm rạ:
Thay vì, đốt rơm rạ tràn lan gây ô nhiễm môi trường, bà con nông dân có thể thu gom rơm rạ để sản xuất than sinh học làm chất cải tạo đất, vừa giảm phát thải khí nhà kính vừa giữ được hàm lượng cac-bon từ rơm rạ.
Đây là một số giải pháp quản lý và sử dụng chất thải trong trồng trọt, hy vọng bà con nông dân áp dụng để luôn giữ môi trường ngày càng xanh, sạch đẹp, tiến tới xây dựng nông thôn mới phát triển kinh tế, an toàn và bền vững môi trường.
31325-ntm.001757_cac-giai-phap-bao-ve-moi-truong-trong-trong-trot.pdf