Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 2304 |
Tổng truy cập : | 560,637 |
Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
Các phương rượu thuốc dân gian
Giới thiệu một vài phương rượu thuốc đơn giản giúp bà con có thể lựa chọn cho mình một loại rượu thuốc để dùng trong ngày Tết: rượu biển đậu, rượu thương truật, rượu nhục đậu khấu, rượu liên tử, rượu câu kỷ sơn
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, việc lựa chọn các thứ rượu có tác dụng trừ hàn, kích thích tiêu hoá, nâng cao năng lực hoạt động của tỳ vị, phòng chống các bệnh xương khớp... là hết sức cần thiết
Tết đến Xuân về là dịp vui vẻ để sum họp bạn bè và gia đình nên trong bữa ăn thường không thiếu rượu. Thật khó có thể kể hết các loại rượu trên thị trường hiện nay, nhưng những loại rượu thuốc dân tộc vẫn chiếm được cảm tình của nhiều người. Bởi lẽ, thời tiết ngày Tết thường lạnh giá, bữa ăn có khá nhiều đồ chiên xào, bổ béo khó tiêu, tỳ vị thường phải làm việc nhiều nên công năng rất dễ bị rối loạn... Vậy nên, việc lựa chọn các thứ rượu có tác dụng trừ hàn, kích thích tiêu hoá, nâng cao năng lực hoạt động của tỳ vị, phòng chống các bệnh xương khớp... là hết sức cần thiết. Vả lại, các phương rượu thuốc dân gian thường rẻ tiền, dễ kiếm, dễ chế và dễ sử dụng. Một vài ví dụ đơn giản dưới đây sẽ giúp độc giả có thể lựa chọn được cho mình một loại rượu thuốc dân tộc dùng trong ngày Tết.
1. Rượu biển đậu:
Bạch biển đậu 300g, đường phèn hoặc mật ong 300g, rượu trắng 2.000ml. Biển đậu sao vàng, tán vụn rồi đem ngâm với rượu và mật ong, mỗi ngày lắc 2 lần, sau 40 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ (chừng 20ml). Đây là loại rượu có tính ôn hoà, có màu sắc trong suốt, mùi vị thơm ngon, dễ uống, có công dụng kiện tỳ hòa vị, kích thích tiêu hoá, dùng đặc biệt tốt cho những người bị viêm dạ dày và viêm đại tràng mạn tính.
2. Rượu thương truật:
Thương truật 300g, mật ong 500g, rượu trắng 3000 ml. Thương truật thái mỏng, sao thơm rồi đem ngâm với rượu và mật ong trong bình kín, sau chừng 30 ngày thì dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén (chừng 20ml). Loại rượu này có mùi thơm, vị hơi đắng, có công dụng kiện kỳ trừ thấp, kích thích tiêu hoá, an thần trấn tĩnh, nam nữ đều dùng được.
3. Rượu nhục đậu khấu:
Nhục đậu khấu 300g, mật ong 500g, rượu trắng 3000ml. Nhục đậu khấu tán vụn rồi đem ngâm với mật ong và rượu trong bình kín, đặt ở chỗ râm mát, mỗi ngày lắc đều 1 lần, sau 45 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 1 chén, người thể chất suy yếu hoặc mới ốm dậy uống mỗi ngày 1 chén. Loại rượu này có mùi vị thơm ngon, hơi nhặng đắng, có công dụng ôn ấm tỳ vị, làm hưng phấn, cường tráng hồi xuân, kích thích tiêu hoá. Người sợ mùi rượu có thể pha với nước khoáng hoặc nước hoa quả cho dễ uống. Người đã và đang bị bệnh động kinh cấm dùng.
4. Rượu liên tử:
Liên tử (hạt sen) 300g, ích trí nhân 60g, bạch linh 60g, cam thảo 30g, mật ong 300g, rượu trắng 2000ml. Các vị thuốc sấy khô, tán hoặc thái vụn rồi đem ngâm với mật ong và rượu trong bình kín, mỗi ngày lắc đều 1 lần, sau 30 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén. Loại rượu này có mùi vị thơm ngon, ai uống cũng đều cảm thấy thích, có công dụng kiện tỳ trừ thấp, an thần ích trí, tăng cường sức khoẻ, chống lão hoá,... đặc biệt tốt với phụ nữ và người già để bồi bổ sức khoẻ.
Rượu lô hội: Lô hội 500g, chanh tươi 2 quả, mật ong 500g, rượu trắng 3000ml. Lô hội và chanh rửa sạch, thái miếng rồi đem ngâm với mật ong và rượu trong bình kín, sau 45 ngày là có thể dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén, mọi người đều có thể dùng được. Loại rượu này vị hơi đắng, có thể pha thêm với rượu hoa quả để uống, tốt nhất là với rượu mơ, có công dụng kiện tỳ ích vị, kích thích tiêu hoá, tăng tinh cường tráng, còn được dùng để bôi các vết thương do dao đâm, bỏng và các vết loét lâu ngày không khỏi.
5. Rượu câu kỷ sơn:
Cát căn 200g, hoài sơn 100g, câu kỷ tử 200g, mật ong 500g, rượu trắng 3000ml. Các vị thuốc sấy khô, tán vụn rồi đem ngâm với mật ong và rượu trong bình kín, sau chừng 30 ngày là có thể dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén. Loại rượu này có màu sắc đỏ đẹp, mùi vị thơm ngon, có công dụng kiện tỳ ích vị, kích thích tiêu hoá, làm cường tráng, bổ tinh huyết, dùng đặc biệt tốt cho những người gầy yếu, biếng ăn, lao lực. Trong dân gian, thứ rượu này được gọi là "rượu khai tỳ".
6. Rượu câu kỷ trường sinh bất lão:
Câu kỷ tử 200g, phúc bồn tử 50g, ngũ gia bì 50g, nhục đậu khấu 30g, nhục quế 30g, mật ong 500g, địa hoàng 40g, rượu trắng 3000ml. Các vị thuốc thái vụn rồi đem ngâm với mật ong và rượu trong bình kín, mỗi ngày lắc đều 1 lần, sau 45 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày uống 1 lần: dưới 12 tuổi uống 1/3 chén, từ 13 đến 20 tuổi uống nửa chén, từ 20 đến 28 tuổi uống 2/3 chén, từ 29 tuổi trở lên uống 1 chén. Loại rượu này nguồn gốc từ đời Thanh (Trung Quốc), có mùi vị thơm ngon, dễ uống, có công dụng kiện tỳ ích vị, bổ thận cường tinh, làm mạnh gân cốt, hưng phấn thần kinh và kéo dài tuổi thọ. Chú ý không dùng quá liều chỉ định.
30433-ntm.002331_cac-phuong-ruou-thuoc-dan-gian.pdf
- Loại thực phẩm màu đen giảm cân nhanh, đốt cháy mỡ thừa cực đỉnh (17/10)
- Top 7 trái cây giàu enzyme tiêu hóa tự nhiên tốt cho sức khỏe đường ruột (17/10)
- Lưu ý với những người bị huyết áp cao (17/10)
- Cách tốt nhất để ăn dưa hấu có thể khiến bạn ngạc nhiên (17/10)
- Nên làm gì khi lỗ chân lông to? (17/10)
- Một số công thức dưỡng da từ quả bơ (17/10)