Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1719 |
Tổng truy cập : | 565,238 |
Trồng trọt
Cách bón phân cho cây Măng tây xanh
Hướng dẫn phương pháp bón phân cho cây Măng tây xanh để bảo đảm ổn định năng suất và chất lượng măng cao: bón lót, bón thúc, bón phân trong chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế, bón phân trong chu kỳ thu hoạch măng
Để bảo đảm ổn định năng suất và chất lượng măng cao, cần tiến hành thường xuyên, đầy đủ và đều đặn việc cung cấp dinh dưỡng cho cây. Cứ 15 ngày/1 lần phải bón phân NPK, và cứ 3 tháng/1 lần phải bón phân hữu cơ cho cây Măng tây xanh.
Việc sử dụng phân trùn quế (hoặc phân chuồng ủ hoai) kết hợp chế phẩm sinh học Trichoderma có chứa nấm vi sinh đối kháng khử tuyến trùng, sẽ giúp hạn chế mầm bệnh gây hại cho cây; giúp thúc đẩy quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển bến vững hơn, thời gian thu hoạch măng kéo dài hơn, sản lượng và chất lượng măng cũng tốt hơn; giảm bớt đáng kể chi phí sử dụng phân hóa học. Tính ra hiệu quả kinh tế, bón nhiều phân hữu cơ vẫn có lợi hơn bón phân hóa học.
Lượng phân bón cho 1 ha đất trồng cây Măng tây xanh cụ thể như sau:
1. Bón lót
Ngay từ đầu khi trồng cây, cần bón lót với lượng phân hỗn hợp: 15-20-25 tấn phân trùn quế (hoặc phân chuồng ủ hoai), tùy khả năng người trồng, kết hợp với chế phẩm Trichoderma + 150 kg NPK 16-16-8.
2. Bón thúc
- Sau khi trồng 15 ngày: Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây nhỏ, cây già và cây bị sâu bệnh. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 150 kg NPK 15-15-15. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.
- Sau khi trồng 30 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ, và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 150 kg NPK 16-16-8. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây. Trên cùng một hàng với cây trồng, chen giữa các cây măng, cắm các cọc tre đường kính khoảng 5cm, cao 120cm, cách nhau 3-4m, rồi dùng dây cước nilon bền chắc (chịu được mưa nắng) giăng thành một hàng đôi (kẹp cây măng vào giữa đôi dây) cách mặt liếp ở độ cao khoảng 40-50cm để chống đổ ngả cây.
- Sau khi trồng 45 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 200 kg NPK 15-15-15. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.
- Sau khi trồng 60 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 200 kg NPK 16-16-8. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.
- Sau khi trồng 75 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất, bón thúc 250 kg NPK 15-15-15. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.
- Sau khi trồng 90 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 250 kg NPK 16-16-8. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây. Tuỳ theo độ cao và độ lớn của cây, cần giăng thêm hoặc nâng dần hàng đôi dây cước nilon (kẹp cây Măng vào giữa đôi dây) lên các độ cao khoảng 75cm, 90cm, 100cm để chống đổ ngả cây.
- Sau khi trồng 105 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 12-15 tấn phân trùn quế (hoặc phân chuồng ủ hoai) kết hợp chế phẩm Trichoderma + 300 kg NPK 15-15-15. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây.
- Sau khi trồng 120 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 300 kg NPK 16-16-8. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.
- Sau khi trồng 135 ngày: Chăm sóc đúng kỹ thuật và đủ dinh dưỡng, từ giai đoạn này cây sẽ bắt đầu trổ măng. Đón đầu lứa măng tơnày,khi quan sát thấy cây mẹ phát triển tốt, đường kính thân cây đạt >10-12mm (lớn hơn điếu thuốc lá) + lá chuyển sang màu xanh đậm thì chọn giữ lại 2-3 cây mẹ khỏe mạnh,tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20m để kích thích việc trổ măng, kết hợp dưỡng cành lá thật sum suê để lấy ánh nắng quang hợp nuôi dưỡng cây măng,rồi tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây, làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 400 kg NPK 21-7-14;đồng thời phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây.
+ Sau khi cắt hạ bớt ngọn 5-10 ngày, cây bắt đầu trổ măng tơ. Cần tiến hành thu hoạch cho bằng hết lứa măng tơ này (bất kể đạt hay không đạt chất lượng) để cây măng có chỗ trống chuẩn bị cho ra đời lứa măng kế tiếp nhiều hơn và khỏe mạnh hơn. Thu hoạch lứa măng tơ mỗi ngày, được 12-15 ngày thì bón thúc300 kg NPK 21-7-14; thu hoạch tiếp 12-15 ngày nữa thìphảitạm ngưng thu hoạch măng ngay.
+ Không nên thu hoạch lứa măng tơ kéo dài quá 25-30 ngày (1 tháng) để tránh cho cây không bị mất sức, suy kiệt, làm ảnh hưởng năng suất, chất lượng các lứa măng sau
3. Bón phân trong chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế:
Sau khi tạm ngưng thu hoạch lứa măng tơ 12-15 ngày, khi quan sát thấy cây mẹ thay thế vừa đủ lớn, bắt đầu bung tàn cành lá thì tiến hành tỉa bỏ cây mẹ già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây, xới xáo vun đất đậy gốc, làm sạch cỏ non, đồng thời bón thúc 400 kg NPK 15-15-15, kết hợp phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.
Khoảng 15-20 ngày sau, khi quan sát thấy đường kính thân cây mẹ thay thế đạt >10-12mm (lớn hơn điếu thuốc lá), lá chuyển sang màu xanh đậm thì tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20m để kích thích trổ măng; bón thúc12-15 tấn phân trùn quế (hoặc phân chuồng ủ hoai) kết hợp chế phẩm vi sinh Trichoderma + 400 kg NPK 21-7-14. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.
- Sau khi cắt hạ ngọn 5-10 ngày, cây sẽ cho lứa măng mới, bắt đầu thu hoạch lứa măng thứ 2 kéo dài khoảng 2 tháng; sau đó nghỉ dưỡng cây mẹ thay thế khoảng 1 tháng, rồi thu hoạch lứa măng thứ 3 kéo dài khoảng 3 tháng. Cứ thế, tiếp tục dưỡng cây mẹ và thu hoạch các lứa măng tiếp theo.
Sau khi thu hoạch các lứa măng trong năm thứ 1, ở mỗi bụi cây măng chỉ cần giữ lại khoảng 2-3 chồi măng lớn, khỏe mạnh, sạch bệnh để làm cây mẹ thay thế. Ở các lứa măng sau,năm thứ 2 sẽ giữ lại 3-4 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 3 sẽ giữ lại 4-5 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 4 sẽ giữ lại 5-6 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 5 sẽ giữ lại 6-7chồi măng làm cây mẹ thay thế. Làm như vậy sản lượng và chất lượng măng sẽ tăng dần lên.
- Trong 1 chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế kéo dài khoảng 1 tháng (30-35 ngày): Cần tiến hành bón thúc 15 ngày/lầnvới 12-15 tấn phân trùn quế (hoặc phân chuồng ủ hoai) kết hợp với chế phẩm Trichoderma + 300-400 kg NPK 15-15-15. Lượng phân này sẽ tăng dần lên theo sức lớn của các lứa cây sẽ cho măng lớn hơn, nhiều hơn ở các năm sau.
4. Bón phân trong chu kỳ thu hoạch măng:
- Trong 1 chu kỳ thu hoạch măng kéo dài khoảng 3 tháng (80-85 ngày): Cần bón thúc 15 ngày/lầnvới 300-500 kg NPK 21-7-14. Tùy theo vùng đất trồng và sự phát triển của cây măng, lượng phân bón có thể tăng dần lên tùy theo sức lớn của cây. Cây măng càng lớn gốc thì lượng phân bón thúc càng nhiều, năng suất và chất lượng măng sẽ càng cao hơn. Tùy theo sự phát triển của cây, có thể sử dụng thêm các loại phân sinh học bón lá (như Agrostim, Atonik, Biotech PP 222,…) để kích thích cây măng phát triển và cho nhiều chồi măng có chất lượng tốt hơn.
Nếu chăm sóc kém, không đúng kỹ thuật, thiếu dinh dưỡng, thiếu nước tưới hoặc tiêu thoát nước không tốt, và để sâu bệnh xâm hại, cây măng sẽ chậm phát triển, chồi măng sẽ kém chất lượng, biến dạng hình thù cong vẹo làm mất giá trị thương phẩm (do bộ rễ bị úng nước, bị sâu đất, trùn đất, dế nhũi,… cắn hại). Ngược lại, nếu chăm sóc thừa dinh dưỡng và thừa nước, cây măng và chồi măng sẽ bị nứt tét thân không thu hoạch được.
- Sản lượng và chất lượng măng trong mùa mưa bao giờ cũng kém hơn sản lượng và chất lượng măng trong mùa nắng. Để tránh thất thu kinh tế trong mùa mưa, người trồng cây Măng tây xanh có thể rút ngắn thời gian thu hoạch hoặc tạm ngưng thu hoạch măng (không nhất thiết phải kéo dài thời gian thu hoạch đủ 3 tháng) để tập trung dưỡng cây mẹ, chuẩn bị thu hoạch nhiều măng hơn trong mùa nắng tiếp theo.
1723-ntm.001426_cach_bon_phan_cho_mang_tay_xanh.pdf