Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 37 |
Tổng truy cập : | 561,417 |
Nuôi trồng thủy, hải sản
Cách điều trị bệnh nấm thủy mi trên cá lóc giống
Bài viết chia sẻ thông tin về bệnh nấm thủy mi triên cá lóc giống: dấu hiệu bệnh, đặc điểm hình thái nấm thủy mi, yếu tố nguy cơ gây ra bệnh, phương pháp phòng bệnh, phương pháp trị bệnh
1. Dấu hiệu bệnh nấm thủy mi trên cá lóc giống
Cá lóc giai đoạn giống nhiễm nấm có dấu hiệu bệnh lý lở loét phần đuôi và có những búi màu trắng trông giống như bông gòn tua tủa trên thân cá, phần gốc của sợi nấm bám vào cơ cá phần còn lại lơ lửng trong nước (Hình 1B). Quan sát mẫu tiêu bản tươi (mẫu bệnh phẩm) cho thấy nhiều sợi nấm bậc thấp, không có vách ngăn ngang (Hình 2).
2. Đặc điểm hình thái nấm thủy mi (Achlya sp.)
– Dựa vào đặc điểm hình dạng, tốc độ phát triển của khuẩn lạc và đặc điểm của sợi nấm, sự hình thành túi bào tử, hình dạng động bào tử và quá trình phóng thích động bào tử xác định được nấm thủy mi nhiễm trên cá lóc giai đoạn giống là nấm Achlya sp.
– Đặc điểm hình thái của nấm Achlya sp.:
+ Khuẩn lạc chủng trên môi trường GYA ở 28 độ C sau 4 ngày nuôi cấy.
+ Sự hình thành túi bào tử
+ Túi bào tử già và động bào tử hình cầu
+ Động bào tử được phóng thích và tập trung ở đầu mút
+ Động bào tử nảy mầm và hình thành sợi nấm mới
+ Túi bào tử sau khi động bào tử được phóng thích.
+ Sự hình thành túi bào tử
+ Túi bào tử già và động bào tử hình cầu
+ Động bào tử được phóng thích và tập trung ở đầu mút
+ Động bào tử nảy mầm và hình thành sợi nấm mới
+ Túi bào tử sau khi động bào tử được phóng thích.
3. Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh
Bệnh thường phát sinh khi chất lượng nước trong ao nuôi giảm, tích tụ hữu cơ nhiều, mật độ nuôi cao, phương pháp quản lý ao nuôi chưa tốt nhất là những khi nhiệt độ nước trong ao nuôithấp hoặc thời tiết thay đổi (giao mùa hoặc trở lạnh). Đặc biệt bệnh nấm thủy mi thường xảy ra ở giai đoạn cá giống hoặc giai đoạn tháng đầu nuôi thương phẩm.
4. Phương pháp phòng bệnh
Phòng bệnh luôn là giải pháp hiệu quả cho sự thành công trong nuôi thâm canh cá lóc. Việc sử dụng thức ăn tự chế với thành phần cá tạp là chính đã tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi đặc biệt là các yếu tố thủy lý hóa cũng như phát sinh các mầm bệnh trong ao nuôi. Một số giải pháp cần được thực hiện như:
– Chuẩn bị ao nuôi kỹ, sên vét bùn, xử lý đáy ao bằng vôi 10 kg/100 m2.
– Mật độ thả nuôi không quá dầy.
– Đảm bảo thành phần dinh dưỡng trong thức ăn nuôi cá lóc, nên chọn thức ăn công nghiệp phù hợp và chất lượng để nuôi cá lóc.
– Tạt vôi định kỳ với liều lượng 3 kg/100 m3, đặc biệt ở những tháng cuối vụ nuôi.
– Định kỳ diệt mầm bệnh bằng thuốc tím, Iodinetheo hướng dẫn nhà sản xuất được ghi trên nhãn thuốc, tạt đều ao.
5. Phương pháp trị bệnh
– Hạn chế tối đa bệnh phát sinh bằng kết hợp xử lý môi trường nuôi và tăng sức đề kháng cho cá nuôi bằng cách bổ sung vitamin C.
– Thuốc tím với liều lượng 10 g/m3 tắm cho cá trong thời gian 30 – 60 phút, hoặc theo hướng dẫn nhà sản xuất.
– Formol với liều lượng 20 ml/m3 tắm trong thời gian 30 – 60 phút và trị liên tục 3 – 5 ngày, lưu ý không được trị quá liều hoặc không thực hiện điều trị lúc trời quá nóng.
– Bronopol với liều lượng được khuyến cáo của nhà sản xuất.
36411-ntm.001979_benh-nam-thuy-mi-tren-ca-loc.pdf