Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1476
Tổng truy cập : 558,381

Chăn nuôi

Cách làm chuồng nuôi thỏ thịt và thỏ sinh sản

Bài viết giới thiệu đến bà con những hướng dẫn cách làm chuồng thỏ hiệu quả, áp dụng cho thỏ thịt và thỏ sinh sản.


Cách làm chuồng nuôi thỏ thịt và thỏ sinh sản

Lợi ích của việc làm chuồng cho thỏ

- Nuôi thỏ trong chuồng có vẻ như sẽ tốn mặt bằng, tốn chi phí đầu tư chuồng trại, nhưng bù lại, nó sẽ mang lại nhiều lợi ích. Cụ thể:

- Dù có nuôi thỏ với số lượng lớn, khi muốn bà con vẫn kiểm tra được sức khoẻ của từng con một không mấy khó khăn. Từ đó, dễ dàng đưa ra các quyết định như tách bầy, gửi nuôi vú, v.v.

- Luôn nắm chắc được số lượng đàn thỏ đang nuôi, chi tiết đến cả số con đực,con cái.

- Nắm rõ lý lịch của từng cá thể thỏ để phục vụ mục đích của chủ nuôi hoặc để cung cấp cho khách hàng

- Phát giác đúng lúc thỏ cái đang kỳ động dục để cho phối giống kịp thời.

- Đánh giá đúng mức năng suất sinh sản của từng con thỏ đực, thỏ cái cái để căn cứ vào đó mà quyết định nuôi tiếp theo hướng sinh sản hay chuyển sang nuôi vỗ béo bán thịt

- Dễ bắt thỏ khi cần

Các nguyên tắc chung khi làm chuồng thỏ

- Làm chuồng thỏ có nhiều nét giống làm chuồng gà. Trước và trong quá trình làm chuồng, bà con nên nhớ chuồng nuôi thỏ phải đảm bảo được các đặc điểm sau:

- Cần có một nơi để đặt các lồng thỏ vào (gọi là nhà hoặc là trại thỏ). Thỏ không chịu được nhiệt độ cao nên phía trên trần nhà (trại) cần có lớp cách nhiệt

- Chỗ ở của thỏ phải luôn thông thoáng, sạch sẽ, nước thải và phân cần được tiêu thoát để tránh mầm bệnh.

- Trang bị đầy đủ dụng cụ và không gian cho các hoạt động ăn, uống, vận động, chơi đùa, sinh sản của thỏ (tùy thuộc loại thỏ nuôi trong lồng). Ở đây, bà con cần lưu ý: có quan điểm cho rằng nên cho thức ăn vào các dụng cụ  rồi để trong chuồng cho thỏ tiện ăn. Tuy nhiên, cũng có người nói, như vậy, khó vệ sinh, thỏ có thể nghịch dụng cụ hoặc làm hao thức ăn (nhất là các thức ăn đắt tiền như thức ăn viên, v.v). Do đó, tùy điện kiện thực tế mà bà con bố trí cho phù hợp, quan trọng nhất vẫn là khâu vệ sinh và đảm bảo thỏ được ăn đủ bữa, đủ chất.

- Diện tích chuồng nuôi phụ thuộc thì số lượng thỏ mà chủ chăn nuôi muốn đầu tư.

Chi tiết cách làm chuồng thỏ

- Hoàn toàn có thể tận dụng các vật liệu làm chuồng từ gỗ, tre, nứa… Tuy nhiên, vì thỏ rất ưa mài răng, khả năng cao là sẽ cắn nhá các thanh gỗ, tre, nứa. Do đó, vật liệu tốt nhất đề làm chuồng nuôi thỏ là bằng sắt hoặc kẽm (đã được phủ 1 lớp sơn), thiết kế như hình hộp chữ nhật.

- Chuồng thỏ phải được kê cách mặt đất trung bình 0,7 – 0,8m để cách ly với phân, nước tiểu, thức ăn thừa rơi xuống và cũng để tiện cho công tác vệ sinh. Đáy chuồng phải có lỗ để thoát phân, nước giải của thỏ với kích thước phù hợp. Cửa chuồng được thiết kế nằm trên để dễ bắt thỏ khi muốn.

- Để tận dụng diện tích và gia tăng số lượng thỏ nuôi, nên thiết kế chuồng thỏ nhiều hơn một tầng (thỏ sinh sản nên nhốt trong chuồng 2 tầng, thỏ nuôi lấy thịt có thể nhốt trong chuồng 3 tầng, không nên cao hơn vì khó chăm sóc). Bà con phải đảm bảo việc nuôi thỏ ở tầng trên không ảnh hưởng đến những tầng ở dưới.

- Mô hình chuồng nuôi cần có sự khác biệt khi nuôi các loại thỏ khác nhau để tối ưu năng suất và hiệu quả kinh tế.

Chuồng nuôi thỏ lấy thịt

Thỏ nuôi lấy thịt thường được nhốt chung với nhau. Diện tích phù hợp cho số lượng 10 con thỏ thịt là rộng (r) x sâu (s) x cao (c) = 1,5×0,7×0,6m.

Chuồng nuôi thỏ sinh sản

Khác với thỏ nuôi lấy thịt, thỏ nuôi sinh sản không được nhốt chung. Với con đực, chuồng nuôi phải đủ rộng cho việc phối giống, trong khi không gian chuồng nuôi của con cái thì cần có một cái ổ đẻ hoặc chỗ để bầy con vui đùa khi chưa tách mẹ.

Theo đó, một chuồng nuôi thỏ sinh sản cần có không gian r x s x c = 1×0,7×0,5m.

86135-ntm.003193--cach-lam-chuong-nuoi-tho-thit-va-tho-sinh-san.pdf