Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1693 |
Tổng truy cập : | 559,047 |
Chăn nuôi
Cách làm chuồng nuôi và thức ăn cho dông
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật làm chuồng nuôi và chuẩn bị thức ăn cho dông (kỳ nhông) trên cơ sở tìm hiểu đặc điểm của kỳ nhông.
Con kỳ nhông hay còn gọi là con dông sống và làm tổ trên đất cát, dông là một loài bò sát đang là món đặc sản được các nhà hàng, quánnhậu tiêu thụ rất mạnh. Do bị săn bắt ngày càng nhiều và do môi trường sống bị biến đổi khiến cho loài dông có nguy cơ bị tuyệt chủng. Chính vì vậy mà hiện nay một số nông dân nhanh nhạy chuyện làm ăn bắt đầu tính đến chuyện nuôi dông để bán thịt.
- Đặc điểm: dông gần giống con tắc kè, da hồng đỏ, trên lưng có lớp gai chạy dọc theo xương sống. Nuôi khoảng 8 - 10 tháng thì bán thịt, đạt trọng lượng 13 – 15 con/kg, thịt dông trắng như thịt gà. Dông trưởng thành đạt 6 tháng tuổi, sinh sản rất nhanh, thời gian mang thai 10 ngày, một lần đẻ từ 3 – 6 trứng, 45 ngày sau trứng nở ra dông con, tiếp tục nuôi thêm 1 tháng nữa là có thể bán giống. Dông dễ nuôi, ít bệnh tật, tỷ lệ nuôi sống 95% trong khi chi phí đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc hơn các loài vật khác nên hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt chúng leo trèo rất giỏi và có thể nhảy xa cả mét từ cành cây này sang cành cây khác.
- Chuồng nuôi: dùng gạch xây tường rào xung quanh cao 1.2m, bên trên có viền tole láng 30cm để dông không bò được ra ngoài, dưới đáy chuồng đổ 1 lớp xi măng dày khoảng 2cm (để con dông không thể đào hang chui ra) nhưng phải đảm bảo không bị ứ nước khi trời mưa. Sau đó, đổ lớp cát dày 1m lên đáy chuồng (loại cát có màu đỏ mà loài dông ưa sống); đắp gò, trồng cỏ tạo khoảng trống cho con dông chạy nhảy, đào hang. Do dông thích sống trong hang nên nó tự đào hang sâu 30cm để sống. Mùa mưa nó chui lên xuống liên tục, mùa nắng trú ẩn ở dưới hang cho mát. Chuồng nuôi phải cách xa khu dân cư, tránh sự rượt bắt của mèo và chuột cống. Trong khuôn viên nuôi nên trồng vài cây trứng cá khi quả chín rụng xuống làm thức ăn cho dông.
- Thức ăn: dông chỉ lên khỏi hang kiếm ăn một lần vào khoảng giữa trưa, thức ăn chủ yếu là các loại lá cây, cỏ, rau càng cua, rau muống, cà chua, dưa hồng, trái trứng cá, sâu, giun…
- Hiệu quả kinh tế: 1kg dông giống khoảng 10 con, giá 150.000đ. Đầu tư 15 triệu mua 100kg dông giống được 1000 con, nếu nuôi tốt khoảng 8 tháng dông đạt 300g/con sẽ cho 300 kg dông. Giá dông thương phẩm 200.000đ/kg, sẽ thu được 60 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí xây dựng chuồng, thức ăn, công chăm sóc, khấu hao chuồng trại, lợi nhuận thu được 30 triệu đồng.
84120-ntm003027.-cach-lam-chuong-nuoi-va-thuc-an-cho-dong.pdf