Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 634
Tổng truy cập : 563,181

Trồng trọt

Cách phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn trên sầu riêng

Chia sẻ kinh nghiệm về phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn trên cây sầu riêng: tác nhân gây bệnh, đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh, triệu chứng của bệnh, phương pháp phòng trừ bệnh


Bệnh cháy lá và chết ngọn là bệnh gây hại nghiêm trọng trên lá của cả cây con và cây trong vườn ở giai đoạn kinh doanh. Trong vườn ươm, nó có thể là bệnh hại quan trọng nhất vì chúng gây thiệt hại đến 40 – 50%. Trên cây lớn chúng gây chết lá, cành và rụng lá dẫn đến hiện tượng làm giảm năng suất.

1. Tác nhân của bệnh cháy lá và chết ngọn

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Nấm bệnh phát triển và tạo nhiều hạch nấm ở điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất là 28 oC. Nấm phát triển kém ở 35 oC và ngưng phát triển ở 100 oC.

2. Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh

– Điều kiện ẩm ướt có thể thấy sợi nấm mọc trên bề mặt vết bệnh và lan nhanh sang các lá bên cạnh. Các hạch nấm đôi khi cũng thấy được trong điều kiện như vậy.

– Lá bị nhiễm bệnh rụng sớm và trong trường hợp nghiêm trọng cả tán cây bị trụi lá làm giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến việc ra hoa kết quả.

3. Triệu chứng của bệnh cháy lá và chết ngọn

– Bệnh phát sinh trên cả lá già và lá non, bắt đầu bằng những đốm nhỏ, sũng nước sau đó liên kết lại thành mảng bất dạng nhũn nước hay phỏng nước sôi trên lá.

– Những đóm này sau đó khô đi và chuyển sang màu nâu sáng với rìa màu nâu tối và gây biến dạng lá và làm lá quăn lại. Bệnh thường gây hại tập trung từng cụm trên vườn ươm và sau đó lây lan rộng rãi. Các lá bị bệnh có thể kết dính lại do sự mọc lan của sợi nấm, đôi khi thấy có những hạch nấm màu nâu dạng tròn hay dẹp nhỏ. Do đó có khi khô chúng dính lại với nhau nhưng không rụng. Bệnh có thể tấn công trên thân non làm khô chết phần ngọn phía trên và sau đó có màu trắng xám.

4. Biện pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn

– Ở giai đoạn cây con: Bệnh có thể được tránh bằng cách tưới nước thường xuyên nhưng không tưới quá ẩm, cây con nên để khoảng cách thưa, bệnh có thể khống chế bằng cách phun lên lá các loại thuốc như Monceren, Benomyl, Carbendazim, Topsin M, Bonanza, ThioM, Ridomil MZ Validamycin (Validan, Vanicide,…) hoặc có thể tưới lên đất.

– Trong vườn cây lớn cũng nên phun các loại thuốc trên thường xuyên hoặc có thể tiêm thuốc vào cây.

– Loại bỏ cành, lá bị bệnh trong vườn, vệ sinh vườn cũng rất cần thiết để giảm mật số mầm bệnh.

– Vì đây là nấm đa ký chủ nên cần giảm cỏ trong vườn sẽ giúp hạn chế bệnh tốt.

– Trong vườn ương, mật độ cây vừa phải và không tưới quá thừa nước.

– Không đặt cây sầu riêng con dưới tán sầu riêng lớn.

– Thu dọn và tiêu hủy các phần cây lá bị bệnh.

– Tạo vườn cây thông thoáng, thu dọn cỏ dại và rác.

– Tỉa bớt các cành của cây con gần mặt đất, không ủ gốc vào mùa mưa.

– Kết hợp việc phun thuốc hóa học lên tán cây với việc xử lý đất.

– Dùng nấm đối kháng Trichoderma để phòng trị.


4830-ntm.002315_cach-phong-tru-benh-chay-la-chet-ngon-cay-sau-rieng.pdf