Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1602 |
Tổng truy cập : | 558,692 |
Tri thức khoa học khác
Cách phòng và xử trí khi bị kiến ba khoang đốt
Giới thiệu đặc điểm nhận dạng kiến ba khoang . Trình bày hướng dẫn của chuyên gia da liễu để phòng các nốt ngứa, phản ứng, sưng tấy do loài côn trùng này gây ra. Phân biệt viêm da do tiếp xúc với côn trùng và bệnh zona, những yếu tố dẫn đến nhầm lẫn và cách Chẩn đoán phân biệt hai bệnh.
Vào thời điểm này tại miền Bắc là mùa các loài côn trùng đang phát triển nên kiến ba khoang xuất hiện nhiều hơn. Hơn nữa, loài kiến này ăn rầy nâu, nhưng nguồn thức ăn này không còn phong phú nữa do người dân phun hóa chất bừa bãi, nên rầy nâu kháng thuốc rất nhiều, dẫn đến số lượng kiến ba khoang cũng nhiều lên.
Kiến ba khoang còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong... Thân dài mảnh, khoảng 7-10 mm, có 3 đôi chân, thân có 2 vòng đỏ, 3 vòng đen, có khả năng bay và chạy rất nhanh, thích ánh đèn, nhất là đèn huỳnh quang.
Kiến ba khoang thường ẩn náu ở bờ ruộng, dưới những đống vật liệu dư thừa, quanh gốc rạ, bãi cỏ, bụi cây, ruộng rau, những nơi đang xây dựng dở dang, những bãi rác thải. Sau những cơn mưa bị ngập nước không còn nơi cư trú, chúng bay vào trong nhà theo ánh đèn đậu vào khăn mặt, quần áo, giường chiếu chăn màn...
Cơ thể kiến ba khoang chứa pederin, một loại chất cực độc. Tuy nhiên lượng độc tố truyền sang người qua vết đốt rất nhỏ nên chỉ có thể làm da nổi bọng nước, ngứa rát, khi gãi vết thương sẽ vỡ ra, gây lở loét, dẫn tới viêm da. Đặc biệt, pederin sẽ lan nhanh khi người bệnh đập kiến trên da, khiến vùng bị thương lan nhanh và rộng.
Đặc điểm của côn trùng là thích ánh sáng xanh nên kiến ba khoang thường tập trung vào khu vực có ánh đèn. Để phòng tránh kiến ba khoang, gia đình nên dùng lưới chống muỗi, côn trùng, quanh nhà có thể đặt các cây đuổi côn trùng như sả, dạ hương… Vệ sinh xung quanh khu dân cư, phát quang bụi cây, cỏ dại quanh nhà. Ban đêm tắt bớt các bóng đèn không cần thiết.
Trước khi ngủ cần quét sạch nền nhà và mắc màn ngủ tránh côn trùng có điều kiện tiếp xúc. Với mật độ kiến ba khoang nhiều, dùng thuốc FENDONA 10SC(Alpha permethrin 10%), pha với nồng độ 70ml/8 lít nước, phun tồn lưu trên vách tường trong và ngoài nhà có tác dụng xua và diệt chúng.
Theo các chuyên gia da liễu: Để phòng các nốt ngứa, phản ứng, sưng tấy do loài côn trùng này gây ra, khi có tiếp xúc vùng ra với kiến ba khoang cần rửa thật sạch bằng xà phòng. Lưu ý, không được chà xát làm vây bẩn độc tố của chúng ra vùng da nhiều nơi, vì độc tố của chúng có thể gây tổn thương da lan tỏa.
Khi bị kiến ba khoang đốt, rửa sạch vết đốt với xà phòng, sau đó có thể bôi bằng hồ nước, các thuốc có chứa corticoid chỉ định cho các loại côn trùng đốt. Khi da bị tổn thương phồng rộp, hay sang thương loét có thể chúng ta rửa bằng thuốc tím (KMnO4), thuốc xanh Metylen lên vùng da, thuốc kem bôi có chứa corticosteroids như: Korcin; Betnovate; Betnovate-GM; Gentrisone.
*** Phân biệt viêm da do tiếp xúc với côn trùng và bệnh zona: 2 bệnh này thường bị nhầm lẫn dẫn đến điều trị không đúng.
Những yếu tố dẫn đến nhầm lẫn hai bệnh này là:
- Thương tổn đau rát của viêm da tiếp xúc do côn trùng dễ nhầm với đau nhức của zona.
- Da vùng tổn thương đều bị viêm đỏ.
- Càng dễ lầm khi viêm da tiếp xúc do côn trùng khu trú ở một bên (vì zona thường chỉ bị một bên)
Chẩn đoán phân biệt hai bệnh:
Zona |
Viêm da tiếp xúc do côn trùng |
Có tiền triệu |
Xuất hiện đột ngột, không tiền triệu |
Mụn nước liên kết, dính chùm |
Mụn nhỏ giống mụn mủ, thành vệt |
Đau nhức |
Bỏng rát |
Xuất hiện một bên người (trừ AIDS) |
Xuất hiện một hoặc 2 bên người |
Bệnh không liên quan đến thời tiết |
Bệnh thường thấy sau cơn mưa chiều tối trước đó |
Thường không tái phát |
Có thể tái phát |
Bệnh xuất hiện riêng lẻ |
Có thể nhiều người cùng bị bệnh |
Tổn thương không qua nếp gấp |
Tổn thương cả 2 mặt nếp gấp |
Khỏi bệnh sau khoảng 2 đến 3 tuần |
Khỏi bệnh sau khoảng 5-7 ngày |
Khỏi thường để lại dấu giảm sắc |
Khỏi thường không để lại dấu vết |
83041-canh-phong-va-xu-tri.pdf
Nguồn: VnExpress, VnMedia, dantri.com.vn
- Các chất giúp da khỏe, chống lão hóa (05/08)
- Công dụng của cây Chanh dây (20/07)
- Cách lựa chọn rau, quả an toàn (20/07)
- Hướng dẫn người dân cách xử lý nước sinh hoạt khi mưa lũ (01/06)
- Hướng dẫn xử lý nước sinh hoạt cho nhân dân vùng lũ (01/06)
- Định hướng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới sau năm... (01/06)