Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 71 |
Tổng truy cập : | 568,811 |
Trồng trọt
Cách trồng cải ngọt an toàn
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cải ngọt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: giống cải ngọt, thời vụ, chuẩn bị đất, khoảng cách trồng, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch
Cải ngọt( Brassica sp; Họ: Crusiferea) là một trong những cây rau dễ trồng, nhanh cho thu hoạch, chỉ từ 25 đến 30 ngày, có thể trồng được nhiều vụ trong năm, do đó sản lượng thu hoạch trên một đơn vị diện tích rất lớn; chi phí đầu tư rất thấp mà lợi nhuận lại rất cao, việc tiêu thụ khá dễ dàng, được người tiêu dùng ưa chuộng nên đây là loại rau được bà con nông dân trồng nhiều.
1. Giống cải ngọt
- Sử dụng giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương và được thị trường chấp nhận. Hiện nay, ngoài một số giống cải địa phương, có thể sử dụng các giống nhập của Trung Quốc và Thái Lan, mùa mưa sử dụng giống TG1 do viện Khoa học nông nghiệp kỹ thuật miền Nam chọn lọc.
- Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ bệnh (xem các bệnh thường gặp ở phần phòng trừ sâu bệnh). Có thể ngâm hạt giống trong nước ấm có pha phân bón lá (khoảng 1cc/1 lít nước), sau 3 – 4 giờ vớt ra để ráo nước rồi ủ, sau đó đem đi gieo.
Gieo cấy cải ngọt
- Gieo sạ: gieo hạt cải ngọt trực tiếp ngoài đồng sẽ đỡ công cấy nhưng tốn hạt giống và công tỉa. Lượng hạt giống sạ cho 1.000m2 khoảng 500g. Hạt giống ngâm trong nước sau 3 – 4 giờ vớt ra để ráo nước ủ ẩm 1 đêm rồi đem gieo, hạt sẽ nẩy mầm nhanh và đều hơn gieo khô. Khi cây con 10-15 ngày nhổ tỉa chừa khoảng cách 10-15cm.
- Tưới đẫm liếp trước khi gieo, sau khi gieo hạt cải ngọt rải lớp tro trấu mỏng phủ hạt (mùa mưa nên rảy trấu) và rắc thuốc trừ kiến, các sâu hại khác (sâu non, bọ nhảy, dế, …). Trên liếp phủ rơm mỏng và tưới đủ ấm.
- Gieo cây con: Lượng hạt giống cải ngọt sạ cho 1.000m2 khoảng 100-150g gieo trên 40m2 đất (liếp ương). Liếp ương phải khô ráo, đầy đủ ánh sáng, cây con có 3-4 lá thật khoảng 15-20 ngày tuổi đem cấy. Trước khi nhổ cây cần tưới ướt đất bằng phân DAP pha loãng (30g/10lít nước).
2. Thời vụ
3. Cải ngọt có thể trồng quanh năm, nhưng trong mùa khô cho năng suất cao hơn. Nếu trồng trong tháng 12, tháng 1 cần theo dõi chặt chẽ sâu hại để phòng trừ kịp thời. Mùa mưa phải làm giàn che để bảo vệ cây để tránh giập lá.
3. Chuẩn bị đất
- Có thể trồng cải ngọt trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng phải được tưới tiêu tốt.
- Đất cần phải cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng từ vụ trước, nếu có điều kiện nên đảo đất và phơi ải 8-10 ngày để đất thông thoáng, giúp cây sinh trưởng tốt, đồng thời hạn chế sâu bệnh cư trú trong đất.
- Trong mùa mưa, cần chọn trồng những giống chống chịu mưa, nên phủ rơm hoặc dùng lưới nylon che để hạn chế đất bắn lên lá, đồng thời hàn chế sâu bệnh, cỏ dại.
- Liếp rộng 0,8-1m cao 10-15cm, mùa mưa lên liếp cao hơn khoảng 20cm giúp thoát nước tốt, rễ cải không bị ngập úng. Cần xử lý đất trước khi gieo trồng bằng cách bón vôi bột 5-6kg hoặc 100g Vimoca cho 100m2 để phòng trừ tuyến trùng.
- Không nên trồng liên tục nhiều vụ họ cải trên cùng một chân đất.
4. Khoảng cách trồng
Tùy theo mùa vụ và giống có thể trồng với khoảng cách 15x15cm hoặc 15x20cm. Chỉ trồng mỗi hốc 1 cây, không trồng quá dày để ruộng thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.
5. Bón phân (tính cho 1.000m2)
- Bón lót: phân chuồng hoai mục 1,3-1,5 tấn, super lân 14-15kg, bánh dầu 30kg.
- Bón thúc:
Khoảng 7-8 ngày sau cấy, khi cây cải ngọt bắt đầu phát triển thân lá, bón thúc 50-60kg bánh dầu, 25kg KCL giúp cây phát triển nhanh. Đồng thời có thể tưới urê pha loãng, cách 3-4 ngày tưới 1 lần. Liều lượng 5-6 kg/1000m2. Ngoài ra, cũng có thể dùng phân bón lá khoảng 2-3 lần khi thấy rau xuống màu để giảm bớt urê. Nếu bón NPK hoặc DAP, cần phải tính lượng phân đạm, lân, kali cho phù hợp.
Lưu ý: Bánh dầu nên ngâm nước một tuần, sau đó lấy nước pha loãng tưới 3-4 lần/vụ
6. Phòng trừ sâu bệnh
- Một số sâu bệnh hại chính trên cây cải ngọt như: bọ nhảy, sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh da láng, ruồi đục lá, bệnh chết cây con, bệnh thối nhũn vi khuẩn.
+ Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bọ nhảy có hiệu quả cao như vệ sinh đồng ruộng, phơi ải, che phủ bạt nylon, luân canh với cây trồng khác họ cải.
Trong mùa mưa nên trồng trong nhà lưới giúp cho cây có khả năng chống bệnh tốt hơn.
Khi sâu bệnh có mật số cao có dùng thuốc BVTV như sau:
+ Đối với bọ nhảy: Dùng chế phẩm nấm Ma (Metarizhium anisopliae) có hiệu quả cao, có thể dùng các loại thuốc Hopsan, Polytrin.
+ Đối với sâu khoang: Có thể dùng các loại thuốc có gốc Pyrethroid như Sherpa, Polytrin P dùng các loại chế phẩm vi sinh như NPV, Vi –BT, hoặc thảo mộc như Rotenone, Neem.
+ Đối với sâu tơ: Dùng thuốc gốc BT như Delfin, Dipel, Aztron, Biocin… hoặc dùng các thuốc có gốc Abamectin, gốc Pyrethroid … Lưu ý dùng luân phiên các loại thuốc.
+ Đối với ruồi đục lá: Dùng thuốc như: Ofunak, scout…
- Đối với bệnh:
+ Bệnh chết cây con, thối bẹ: dùng Moceren, Ridomyl MZ.
+ Bệnh thối nhũn: dùng thuốc như Kasuran, Kanamin…
7. Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch khi cây cải ngọt đủ tuổi từ 25-27 ngày.
90139-cach-trong-cai-ngot-an-toan.pdf