Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 8942
Tổng truy cập : 1,788,659

Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác

Cách ủ phân hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm QTMIC

Hướng dẫn yếu tố kỹ thuật để bà con ủ được phân hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm QTMIC giải quyết được vấn nạn ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguồn chi ngân sách cho việc xử lý nguồn thải trong sản xuất của địa phương mà còn giúp bà con thay thế phân hoá học, giảm chi phí sản xuất nông nghiệp, hạn chế tình trạng suy thoái chất dinh dưỡng trong đất.


Việc ứng dụng công nghệ chế phẩm vi sinh QTMIC để xử lý rơm rạ và các phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ vi sinh, thay thế phân bón hoá học là rất phù hợp với xu thế sản xuất nông nghiệp ở Quảng Trị hiện nay. Khi chúng ta áp dụng nó không chỉ giải quyết được vấn nạn ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguồn chi ngân sách cho việc xử lý nguồn thải trong sản xuất của địa phương mà còn giúp bà con thay thế phân hoá học, giảm chi phí sản xuất nông nghiệp, hạn chế tình trạng suy thoái chất dinh dưỡng trong đất. Tuy nhiên để ủ được phân hữu cơ vi sinh, bà con nông dân cần nắm vững một số yếu tố kỹ thuật sau:

 1. Chế phẩm QTMIC là gì?

Chế phẩm QTMIC là tập hợp nhiều vi sinh vật hữu hiệu bao gồm: Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, vi sinh vật phân giải lân dinh dưỡng, vi sinh vật sinh chất kháng sinh… một gam chế phẩm chứa trên một tỉ vi sinh vật.

Chế phẩm QTMIC có tác dụng:

- Phân giải rác thải, phế thải nông nghiệp, mùn hữu cơ, phân bắc và phân chuồng làm phân hữu cơ vi sinh.

- Phân giải nhanh chất thải hữu cơ trong nước thải. Thúc đẩy nhanh quá trình làm sạch nước thải.

- Làm giảm tối đa mùi hôi thối của chất thải

- Hạn chế mầm bệnh trong chất thải.

Lượng dùng và chất bảo quản:

Một gói chế phẩm QTMIC (1kg) sử dụng để ủ cho 1 tấn nguyên liệu. Chế phẩm được để nơi khô ráo và tránh chuột gián cắn. Nếu sử dụng chưa hết cần phải buộc kỷ và tránh ẩm ướt.

2. Cách làm phân hữu cơ vi sinh

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu (làm 1 tấn phân)

- Phế thải có nguồn gốc cây xanh, rơm rạ (5-8 tạ)

- Phân chuồng hoặc bả mùn, mùn hoai (2-5 tạ)

- Chế phẩm QTMIC 1kg

Có thể thay phân chuồng bằng mùn bã của các khu chăn nuôi, thực phẩm, mùn hoai. Nếu không có các thành phần trên có thể bổ sung 2 kg đạm/tấn phân ủ.

Bước 2: Chọn nơi ủ

Ủ ở những nơi thuận tiện cho việc sử dụng, trên nền đất trống hoặc xi măng, khô ráo.

Bước 3: Trộn chế phẩm với nguyên liệu ủ

Để trộn 1 gói chế phẩm QTMIC (1kg) cho 1 tấn nguyên liệu ủ ta làm như sau: Tiến hành rải một lớp phân rác dày khoảng 0,2m, rộng khoảng 1,5 – 2m, rồi cào đều, rải đều chế phẩm lên lớp phân rác đã rải. Nếu khô thì tưới thêm nước, lượng nước dùng khoảng 1-2 ôzoa tùy thuộc vào rác ướt hay khô. Cứ tiếp tục từng lớp như thế cho đến khi hoàn thành.

Bước 4: Che phủ đống phân ủ

Sau khi ủ xong, che đậy đóng ủ bằng bạt, bao tải dứa hoặc nilon và che phủ thêm lớp lá. Vào mùa đông, cần phải che đậy kỷ để nhiệt độ đống ủ được duy trì ở mức 40-500C.

Bước 5: Đảo trộn phân và bảo quản.

Đảo trộn để bổ sung độ ẩm, không khí, đều nguyên liệu. Vì vậy, cứ khoảng 7-10 ngày tiến hành đảo trộn và nếu nguyên liệu khô thì bổ sung nước.

Phế thải nông nghiệp, phân chuồng thường ủ 25 -30 ngày. Phân dùng không hết nên đánh đống lại che đậy cẩn thận hoặc đóng bao để dùng về sau.

3. Cách bón phân hữu cơ vi sinh

- Lúa, ngô, khoai, sắn, rau quả… bón lót, bón thúc, mức bón từ 1 tấn/sào.

- Cây công nghiệp (cà phê, tiêu, cây ăn quả… bón từ 1-2 tấn/sào).

 


11328-ntm.002863_cach-u-phan-huu-co-vi-sinh-bang-che-pham-qtmic-da-chuyen-doi.pdf