Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1670 |
Tổng truy cập : | 559,018 |
Trồng trọt
Chăm sóc cây trồng vụ Đông
Hướng dẫn các khâu kỹ thuật trong chăm sóc một số cây trồng chính trong vụ đông như: đối với cây ngô, cây đậu tương, cây rau. Một số chú ý trong nắm bắt tình hình sâu bệnh hại rau màu và biện pháp xử lý.
Hiện tại đang là thời kỳ phát triển của nhiều loại cây trồng vụ đông, bà con nông dân cần chú trọng c:
Đối với ngô: Khi ngô đã có từ 5- 7 lá bà con cần tiến hành bón thúc kết hợp vun gốc, vét luống vun gốc cao để chống đổ, đặc biệt sau đợt mưa vừa qua, bà con cần tập trung chăm sóc, xới xáo đất không để úng ngập. Đồng thời, kiểm tra sớm hàng ngày để phát hiện sâu cắn phá cây con và có biện pháp trừ sâu gắn với dặm kịp thời. Đối với cào cào, châu chấu: nếu có mật độ lớn cần tổ chức đồng bộ toàn dân cùng bao vây diệt trừ bằng thủ công và cả thuốc hóa học.
Đối với cây đậu tương: Cây đậu khi trong thời kỳ cây non 1- 5 lá rất cần chăm sóc cẩn thận, vì cây không chịu úng, dễ bị sâu dòi đục thân, lở cổ rễ, sâu xám phá hại và cây chưa tự hút đạm khí trời để nuôi dưỡng cây (bộ rễ ít, chưa có nốt sần). Cần giữ ẩm đất, nhưng tuyệt đối không gây ngập úng. Phun phòng trừ dòi đục thân cây ngay khi đậu có hai lá đơn hoặc một lá kép (lá thật) và phòng cả sâu xám, rầy xanh hại cây. Dùng thuốc hóa học như: Trebon, Sutin, Ofatox... và yêu cầu phun đúng kỹ thuật đã hướng dẫn trên bao bì.
Khi đậu tương có 2,5- 3 lá thật, tiến hành bón phân kết hợp dặm tỉa hợp lý. Đất phải đủ ẩm (85- 90%) và bón đầy đủ lượng phân. Lượng phân cho 500m2: Đạm urê: 5 - 6kg, lân: 20- 25kg, và kali: 5 - 7kg. Phân chuồng đã hoai mục hoặc dùng phân hữu cơ sinh học hay hữu cơ vi sinh 50- 100kg/sào. Phân chuồng, lân hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh bón lót hoặc có thể bón thúc cùng phân đạm và kali. Bón thúc đạm urê + 3-4kg kali. Trộn, rải đều trên ruộng hoặc dùng phân NPK3-9-6 lượng 25kg/sào. Khi đậu tương có 7-9 lá, đậu ra gương (nụ hoa) bón số kali còn lại (5-7kg) để được ra hoa tập trung và đậu quả.
Đối với cây rau: Thường xuyên xới xáo làm cỏ, vun gốc cho rau, đặc biệt là sau đợt mưa vừa qua làm cho đất bị bí chặt. Tưới nước đủ ẩm 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát và tưới rãnh vào thời kỳ phát triển thân lá. Lưu ý: Không dùng phân hữu cơ tươi bón hoặc tưới cho rau, phân cần được ủ thật hoai mục. Tưới bằng nước sạch, không dùng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý để tưới, đồng thời bón thúc phân định kỳ theo đặc điểm của từng loại rau. Đối với rau cải bẹ, cải ngọt có thời gian sinh trưởng ngắn, lượng phân bón ít hơn, còn các loại cải bắp, súp lơ, cải bao... phải bón với lượng nhiều hơn. Cụ thể (tính cho 500m2): lượng phân bón thúc cho các loại rau cải như sau: đạm từ 2 - 4 kg và ka li từ 1 - 2 kg/sào cho mỗi lần bón. Bón lần 1 sau trồng 7-10 ngày, lần 2 cách lần 1 từ 10-15 ngày, bắp cải thì bón thúc thêm lần 3 vào thời kỳ cây bắt đầu cuốn.
Bên cạnh việc bón phân, chăm sóc đảm bảo theo yêu cầu, bà con cần thường xuyên thăm đồng nắm bắt tình hình sâu bệnh hại rau màu để có biện pháp xử lý kịp thời theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.
1820-ntm.00238_cham-soc-cay-trong-vu-dong.pdf