Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 336 |
Tổng truy cập : | 562,165 |
Trồng trọt
Chăm sóc lúa mùa sau gieo cấy
Hướng dẫn các biện pháp chăm sóc lúa mùa sau khi gieo cấy: khử chua và làm giảm ngộ độc hữu cơ cho ruộng, điều tiết nước để lộ ruộng xen kẽ, chăm sóc, bón phân, sử dụng thuốc trừ cỏ
Nếu thời điểm bón phân thúc lúa đẻ nhánh có nhiều trận mưa rào thì cần giảm lượng đạm để cân đối dinh dưỡng cho lúa.
Khử chua và làm giảm ngộ độc hữu cơ cho ruộng: Hiện phần lớn rơm rạ sau thu hoạch vụ xuân đều để lại ruộng. Do không có thời gian để rạ rơm phân hủy nên sau gieo cấy nếu không xử lý tốt sẽ làm lúa bị ngộ độc hữu cơ, chậm phát triển thậm chí bị chết sớm.
Để giảm thiểu mối nguy hại này, sau gieo cấy cần bổ sung vào đất lúc cày bừa một trong những chế phẩm sau: Vôi tả (20 kg/sào), Pennat P, chế phẩm Tricodecma hoặc phân bón vi sinh đa chủng Azotobacterin theo hướng dẫn trên bao bì. Các chế phẩm này có tác dụng làm phân hủy nhanh rơm rạ thành mùn hữu cơ cho ruộng lúa, giảm axit gây ngộ độc đất…
Điều tiết nước để lộ ruộng xen kẽ: Môi trường dễ gây ngộ độc hữu cơ cho ruộng lúa là môi trường yếm khí (thiếu oxy), vì vậy ruộng lúa non cần phải được tưới nước và để lộ ruộng xen kẽ nhằm hạn chế lúa bị ngộ độc - héo úa. Biện pháp cụ thể là:
- Đối với lúa cấy: Cần thường xuyên giữ mức nước từ 1 - 2 cm và để lộ ruộng khoảng 1 - 2 ngày/tuần nhằm tăng cường oxy lưu thông vào đất và giảm axit độc sản sinh do rơm rạ phân hủy. Nếu lúa chậm bén rễ hồi xanh và có triệu chứng của ngộ độc hữu cơ (lá vàng, rễ thâm đen, cây ngừng phát triển) thì cần thay nước ruộng, sục bùn cho oxy lưu thông vào đất và bón thêm vôi tả hoặc bổ sung chế phẩm nấm Tricoderma vào ruộng kết hợp phun phân qua lá 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 - 3 ngày để lúa nhanh hồi phục.
- Đối với lúa gieo thẳng: Sau khi gieo chỉ cần giữ ẩm cho ruộng và để lộ ruộng khoảng 2 - 3 ngày sau gieo. Tiếp đó tưới nước láng mặt ruộng xen kẽ có ngày để lộ ruộng cho rơm rạ phân hủy nhanh hơn, giảm thiểu ngộ độc cho lúa non. Có thể sử dụng các loại phân bón siêu ra rễ để lúa non phát triển thuận lợi hơn.
Chăm sóc: Đối với lúa cấy cần bón thúc cho lúa đẻ nhánh khi cây đã bén rễ hồi xanh với lượng khoảng 3-4 kg ure + 2-3 kg kali clorua/sào hoặc bón 8-10 kg NPK. Duy trì mức nước 2 - 3 cm giúp lúa đẻ nhánh thuận lợi.
* Chú ý:
- Nếu thời điểm bón phân thúc lúa đẻ nhánh có nhiều trận mưa rào thì cần giảm lượng đạm để cân đối dinh dưỡng cho lúa.
- Thời tiết khi bón phân cho lúa lại bất thuận (nắng nóng hoặc mưa kéo dài) tốt nhất chọn một trong những loại phân bón tổng hợp NPK thay thế phân ure + kali để giảm thiểu lượng phân bị thất thoát do bay hơi hoặc rửa trôi.
- Đối với lúa gieo thẳng: Lần bón phân thứ nhất khi cây lúa có lá thật đầu tiên (lá thứ 2 trên cây). Trộn đều khoảng 2kg ure và 1kg kali bón vào lúc chiều mát. Lần tiếp theo là bón thúc cho lúa đẻ nhánh khi cây đạt 3 lá thật kết hợp với tỉa dặm. Lượng phân bón đợt này khoảng 3 - 4kg ure + 2 - 3kg kali hoặc 8 - 10kg. Cần duy trì mức nước trong ruộng từ 2 - 3 cm để phân bón dễ chuyển đổi, lúa hấp thu tốt hơn.
- Sử dụng thuốc cỏ và diệt trừ ốc bươu vàng hại lúa: Vụ mùa do thời tiết ấm nóng nên cần chú ý sử dụng thuốc trừ cỏ sớm ngay sau khi gieo cấy.
- Đối với thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm (Sofit 300EC; Prefit 300EC; Vithafit 300EC; Chani 300EC, Heco 600EC; Taco 600EC) nên phun sau gieo cấy từ 1 - 3 ngày duy trì mức nước liên tục trong vòng 3 ngày sau phun ở mức 1 - 3 cm.
- Sử dụng các thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm (Subrai 36WP, Fenrim 18.5WP, Sunrice 15WDG ) phun hoặc trộn tro bếp rắc sau gieo cấy 5 - 14 ngày.
Nắng nóng xen kẽ mưa rào nên ốc bươu vàng sẽ phát sinh, gây hại mạnh. Vì vậy, cần chú ý diệt trừ bằng nhiều cách như bắt thủ công hay dùng thuốc rắc ruộng. Nếu dùng thuốc diệt ốc bươu vàng nên chọn các loại thuốc có tính an toàn cao cho lúa và môi trường sinh thái như Cap gold 750WP, Tatoo 6GR, Pazol 700WP, HN- SAMOLE 700WP…
67944-cham-soc-lua-mua-sau-gieo-cay.pdf