Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1924
Tổng truy cập : 560,061

Trồng trọt

Chăm sóc ngô đông giai đoạn cây con

Hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật bà con cần tập trung chăm sóc, thâm canh càng sớm càng tốt để cây ngô đông phát triển tốt gồm: chủ động tưới, tiêu nước; chăm bón sớm; bón phân thúc…


1. Chủ động tưới, tiêu nước

Trong thời gian này, thời tiết diễn biến khá bất thường có thể còn mưa nhiều, mưa lớn vẫn có thể sảy ra gây nên ngập úng, do đó trong ruộng cần phải có rãnh thoát nước ra kênh mương để khi có mưa lớn nước được tiêu thoát nhánh.

2. Cần chăm bón sớm 

Đặc biệt từ khi cây con đến khi ngô 5-6 lá, giai đoạn này rất quan trọng để ngô tốt sớm, không bị huyết dụ, chân chì. Sau trồng cần tưới đủ ẩm để ngô bén rễ nhanh, có thể sử dụng Super Lân pha loãng để tưới bổ sung dinh dưỡng cho cây, ngô không chịu được ngập úng, đặc biệt giai đoạn cây con, do vậy không để đọng nước trên mặt luống ngô.

3. Bón phân thúc

- Bón thúc lần 1: Khi cây có 3 - 5 lá, bón 3-4 kg đạm Urê + 3 kg KaliClorua. Để tránh bị xót phân, nên bón phân vào giữa 2 cây, cách gốc từ 10 - 12 cm (nếu đát đủ ẩm), bón xong kết hợp với làm cỏ và vun gốc. Tốt nhất hoà nước tưới để phân ngấm đều rễ hấp thụ nhanh nhất.

- Bón thúc lần 2: Khi cây 7 - 9 lá bón 3-4 kg đạm Urê + 4 kg Kaliclorua (kỹ thuật bón như lần 1). Có thể vét sâu rãnh để vun cao luống giúp ngô ra nhiều rễ chân kiềng tăng khả năng chống đổ cho cây.

- Sử dụng phân bón NPK 12:5:10 với lượng 9 - 10 kg/sào cho mỗi lần bón thúc, bón phân xung quanh xa gốc 10 cm. Bón phân khi đất ẩm và phải lấy đất, bùn ướt lấp kín phân sau khi bón kết hợp là sạch cỏ dại.

Thời điểm này, trên đồng ruộng vẫn còn tồn tại Châu chấu, tàn dư nấm bệnh (khô vằn, đạo ôn…) do lúa mùa đã thu hoạch hết nên mối nguy hại lên cây ngô là rất cao. Vì vậy, việc kiểm tra thăm đồng thường xuyên là rất cần thiết để phát hiện sớm có biện pháp phòng trừ kịp thời, bảo vệ cho cây ngô sinh trưởng phát triển tốt ngay ở thời kỳ đầu.

88040-ntm.002981_cham-soc-ngo-dong-giai-doan-cay-con.pdf