Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1623
Tổng truy cập : 558,867

Chăn nuôi

Chăn nuôi ngan đẻ

Tìm hiểu kỹ thuật về ngan đẻ trứng và vệ sinh thay độn chuồng hàng ngày, tránh nấm mốc, đảm bảo chuồng khô và sạch. Biện pháp phòng tránh hiện tượng ngan béo dẫn đến đẻ kém.


I. Kỹ thuật nuôi ngan đẻ trứng

1. Đặc điểm của ngan đẻ: Có 2 chu kỳ đẻ: Chu kỳ 1: Từ tuần thứ 26 trở đi, thời gian đẻ kéo dài 24-28 tuần. Nghỉ đẻ thay lông giữa 2 chu kỳ là 10-12 tuần. Chu kỳ 2: Từ tuần thứ 64-86, kéo dài 22-24 tuần đẻ.

2. Kỹ thuật chọn ngan đẻ

Con trống có mào đỏ, dáng hùng dũng, có phản xạ tốt khi được kiểm tra gai giao cấu và gai giao cấu có màu hồng sáng dài từ 3-4cm. Khối lượng phải đạt 3,4-3,5kg với ngan nội và 4,0-4,5kg với ngan Pháp.

Chọn con mái có mặt đỏ, thân hình cân đối, vùng bụng mềm, lỗ huyệt ướt, lông bóng sáng, vùng xương chậu mở rộng. Khối lượng cơ thể con mái phải đạt 2,1-2,2kg với ngan nội và 2,2 – 2,4 kg với ngan Pháp.

Chuẩn bị chuồng nuôi và trang thiết bị

* Chuồng nuôi và ổ đẻ

Đảm bảo tránh gió lùa, thoáng mát vào mùa hè và ấm trong mùa đông. Đảm bảo mật độ 3-4 con/m2. Nền chuồng nên có độ dốc để tiện vệ sinh và tốt nhất nên có 2 bậc (bậc trên chiếm 1/4 diện tích chuồng để ổ đẻ, bậc dưới nơi ngan ăn và uống nước)

ổ đẻ có kích thước 40cmx40cm cho ngan mái vào đẻ. ổ cần có đệm lót, phoi bào dày 5cm để trứng được sạch, với tỷ lệ 4-5 ngan mái/ổ.

* Máng ăn và máng uống

Dùng máng treo thích hợp hơn máng cố định vì máng cố định gây trở ngại nhiều cho việc đi lại của ngan. Cần có máng uống nhựa hoặc loại 4 lít đảm bảo 25 con/máng để sử dụng khi ngan uống thuốc phòng…

* Thức ăn

Chất lượng thức ăn có quan hệ trực tiếp đến việc đẻ trứng và chất lượng trứng ngan. Toàn bộ số trứng đẻ ra đều được đưa ấp để nở ra ngan con. Giá trị kinh tế là số ngan con nở/mái.

Trong quá trình chăn nuôi cần chú ý đặc điểm của ngan là không thích thức ăn bột, bởi vậy thức ăn tinh hỗn hợp phải dùng máy ép cám viên 3A để ép ra dạng viên, đường kính từ 3,5-4,0mm + thóc tẻ có chất lượng tốt được sử dung trong suốt chu kỳ đẻ trứng. Định lượng thức ăn được đảm bảo: với ngan mái 160- 170g/con/ngày, ngan trống 190-200 g/con/ngày

Định kỳ bổ sung thêm sỏi dưới dạng hạt nhỏ có tác dụng tăng khả năng nghiền và hấp thu thức ăn. Nhất thiết phải cho ăn rau, bèo 0,5kg/con/ngày.

II. Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh thường gặp ở ngan

1. Vệ sinh phòng bệnh: Lịch phòng bệnh và tiêm phòng cho ngan:

Ngày tuổi

Các loại thuốc và văcxin

1-3

Bổ sung Vitamin như: B1, B-complex, ADE hay dầu cá.

Dùng kháng sinh Ampi-coli, streptomycin… liều phòng

Văcxin dịch tả vịt lần 1

18-25

Bổ sung vitamin và kháng sinh phòng bệnh

28-46

Phòng bệnh E.coli, tụ huyết trùng, phó thương hàn bằng các loại kháng sinh và bổ sung vitamin

56-60

Văcxin dịch tả lần 2

70-120

Phòng bệnh bằng kháng sinh, bổ sung vitamin theo định kỳ 1-2 tháng/lần, liệu trình 3-5 ngày

180-190

Văcxin dịch tả lần 3

Bổ sung vitamin và kháng sinh phòng bệnh trong thời kỳ đẻ trứng

Sau khi đẻ 6 tháng

Nhắc lại văcxin dịch tả lần 4

Phòng bệnh bằng kháng sinh định kỳ 1-2 tháng/lần.

2. Một số bệnh thường gặp ở ngan

Bệnh Tụ huyết trùng:

Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột và khi có các tác nhân ảnh hưởng khác như chuyển đàn, tiêm phòng, dinh dưỡng kém, chuồng nuôi chật.

Ở thể cấp tính, ngan kém ăn, ủ rũ, khát nước, sốt cao, lông xù, thở khó. Viêm đường hô hấp dẫn đến chảy nước mắt, nước mũi. ỉa chảy đầu tiên trắng nhầy, sau chuyển sang vàng lục. Ngan mắc thể mãn tính thường sưng khớp chân, đi lại khó khăn và gầy yếu.

Phòng bệnh: Không nuôi ngan quá chật, chăm sóc tốt để tăng sức đề kháng, đặc biệt thời gian chuyển mùa. Dùng văcxin Tụ huyết trùng vô hoạt keo phèn hay nhũ hoá.

Chữa bệnh: có thể dùng một trong các loại kháng sinh có mặt ở thị trường như Peniciline, Steptomycin, oxytetracylin, Kanamycin,… tiêm bắp lườn.

* Bệnh Phó thương hàn:

Triệu chứng: Với chăn nuôi lớn, khi hộ chăn nuôi hoặc trại nuôi có bệnh, triệu chứng đầu tiên là tỷ lệ trứng ung cao, ngan con nở thấp. Ngan con có thể chết ngay ngày đầu tiên sau nở không có biểu hiện lâm sàng. Ngan ỉa chảy nặng, mất nước nghiêm trọng, ủ rũ, xã cánh, lông dựng ngược, suy sụp. Tỷ lệ ngan con ốm cao, nhưng tỷ lệ ngan chết thấp (chỉ dưới 10%). Có triệu chứng thần kinh do tác động của độc tố do vi khuẩn tiết ra: Ngan loạng choạng, run, lắc lắc đầu và ngoẹo cổ.

Phòng và chữa bệnh: Chưa có văcxin hữu hiệu để tiêm phòng cho ngan. Vệ sinh trứng và lò ấp nở, vệ sinh chuồng trại, thu gom chất thải thường xuyên là các biện pháp hữu hiệu cho phòng bệnh. Việc xử lý và vệ sinh trứng, máy ấp trước khi đưa trứng vào ấp. Xông Formol và thuốc tím để diệt nấm, khử trùng vỏ trứng và máy ấp sẽ có tác dụng tốt chống nhiễm Salmonella xâm nhiễm qua vỏ trứng. Chú ý không cho ấp trứng nếu đàn bố mẹ bị nhiễm bệnh. Thức ăn đủ chất dinh dưỡng cho ngan con, đặc biệt bổ sung vitamin A, B1, B.complex, C nếu có thể và chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng.

Trị bệnh bằng kháng sinh cho hiệu quả không cao và tạo vật mang trùng. Thuốc điều trị: Sulfaquino xaline trộn thức ăn (1%) ; hoặc Nofloxan, enrofloxaxin,.. Chuồng trại có gia cầm nghi mắc bệnh cần dùng dung dịch formol 3% để sát trùng.

11830-ntm003057.-chan-nuoi-ngan-de.pdf