Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 279 |
Tổng truy cập : | 562,056 |
Trồng trọt
Chọn giống và kỹ thuật trồng bạch đàn
Giới thiệu giống bạch đàn phổ biến hiện nay: giống bạch đàn PN14 hoặc UP35 và UP54. Hướng dẫn kỹ thuật trồng bạch đàn cần lưu ý: thời vụ trồng, phương thức trồng, mật độ trồng, xử lý thực bì trước khi trồng, làm đất và bón phân, trồng cây
Giống bạch đàn
Hai giống bạch đàn phổ biến hiện nay: giống bạch đàn PN14 hoặc UP35 và UP54.
Kỹ thuật trồng:
- Thời vụ trồng: Từ tháng 2-4 và tháng 8-9 hàng năm
- Phương thức trồng: Trồng thuần loài hoặc hỗn loài
- Mật độ trồng: 2000 cây/ha (cự ly 2,0 x 2,5 m).
- Xử lý thực bì trước khi trồng: Xử lý thực bì toàn diện hoặc theo băng, tiến hành trước khi trồng rừng ít nhất 1 tháng.
- Làm đất và bón phân
+ Làm đất: Làm đất cơ giới bằng cày toàn diện hoặc theo băng ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Cuốc hố có kích thư¬ớc 30x30x30cm. Khi cuốc, để phần đất tốt tơi xốp trên mặt và đất phía d¬ưới hố riêng biệt.
+ Bón lót: Bón lót 0,2kg NPK/hố; phân được trộn đều dưới đáy hố với lớp đất mặt, sau đó phủ thêm một lớp đất khoảng 3-5cm để khi trồng rễ cây không tiếp xúc trực tiếp với phân.
- Trồng cây:Trồng vào những ngày râm mát, mưa nhỏ hoặc và đất trong hố phải đủ ẩm. Rải cây đến đâu, trồng ngay đến đó. Dùng cuốc nhỏ hoặc bay đào một hố rộng và sâu hơn chiều dài của bầu 1 - 2 cm ở vị trí giữa hố đã lấp. Xé bỏ vỏ bầu và đặt cây con thẳng đứng vào giữa hố, tránh làm vỡ bầu. Sau đó lấp hố và lèn chặt xung quanh bầu, vun thêm đất vào gốc cây thành hình mâm xôi, cao hơn mặt đất tự nhiên khoảng 3- 5cm. Dùng tay nèn chặt đất xung quanh gốc nhưng tránh không làm vỡ bầu.
75512-chon-giong-va-ky-thuat-trong-bach-dan.pdf