Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 12950
Tổng truy cập : 2,032,007

Bà con cần biết

Chủ động ngăn chặn dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm lúc giao mùa

- Cung cấp đầy đủ thức ăn dễ tiêu, đảm bảo chất lượng và số lượng phù hợp với từng lứa tuổi của vật nuôi. Tuyệt đối không sử dụng những thức ăn đã ẩm, mốc, ôi thiu. Đối với lợn con tập ăn và gia cầm con ở giai đoạn nuôi úm, tốt nhất nên sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Với trâu bò, cần cân đối cho ăn thức ăn tinh kết hợp với thức ăn thô xanh, nên ủ chua thức ăn xanh hoặc ủ rơm với urê để dự trữ thức ăn vào mùa đông cho trâu bò.


1. Chế độ dinh dưỡng

  - Cung cấp đầy đủ thức ăn dễ tiêu, đảm bảo chất lượng và số lượng phù hợp với từng lứa tuổi của vật nuôi. Tuyệt đối không sử dụng những thức ăn đã ẩm, mốc, ôi thiu. Đối với lợn con tập ăn và gia cầm con ở giai đoạn nuôi úm, tốt nhất nên sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Với trâu bò, cần cân đối cho ăn thức ăn tinh kết hợp với thức ăn thô xanh, nên ủ chua thức ăn xanh hoặc ủ rơm với urê để dự trữ thức ăn vào mùa đông cho trâu bò.

 - Cho vật nuôi uống nước sạch. Nếu trong ngày, nhiệt độ xuống thấp cần cho vật nuôi uống nước ấm. Bổ sung thuốc bổ trợ sức như: chất điện giải, vitamin vào nước uống để nâng cao sức đề kháng.

 2. Chủ động phòng bệnh bằng vắc-xin

 - Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho gia súc gia cầm theo đúng lịch phòng, để tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi.

+ Đối với đàn trâu bò, tiêm phòng vắc-xin tụ huyết trùng, lở mồm long móng.

+ Đối với đàn lợn, cần tiêm phòng 4 bệnh đỏ (tụ huyết trùng, dịch tả, đóng dấu, phó thương hàn) và bệnh tai xanh, lở mồm long móng, lợn nái tiêm thêm vắc-xin leptospira, suyễn lợn, lợn con tiêm thêm vắc-xin Ecoli.

+ Đối với gia cầm, tiêm đầy đủ các loại vắc-xin Newcastle, Gumboro, cúm gia cầm, viêm gan siêu vi trùng, dịch tả…

 - Sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho gia súc, gia cầm để phòng một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột như: hen suyễn, tụ huyết trùng, tiêu chảy....

  3. Tăng cường vệ sinh chuồng trại

  - Thường xuyên quét dọn, vệ sinh trong và ngoài chuồng nuôi; vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi.

  - Định kỳ 1-2 lần/tuần, phun thuốc sát trùng tẩy uế chuồng trại và khu vực chăn nuôi để tiêu độc, diệt mầm bệnh bằng các loại thuốc sát trùng như Benkocid, Han-Iodine, Five-Iodine, RTD-Iodine... diện tích phun toàn bộ chuồng trại và khu vực chăn nuôi để hạn chế mầm bệnh.

- Xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng hầm biogas, đệm lót sinh học hoặc ủ phân.... đúng kỹ thuật trước khi thải ra môi trường.

- Chú ý che chắn chuồng trại, tránh gió lùa, nhất là những ngày có gió mùa đông bắc. Khi mưa phùn hoặc mưa kéo dài, độ ẩm cao, cần giữ ấm cho vật nuôi, nhất là đối với động vật non, mới sinh.

4. Thường xuyên kiểm tra, thăm khám sức khỏe vật nuôi

- Thường xuyên kiểm tra, thăm khám sức khỏe vật nuôi.

- Khi phát hiện vật nuôi có biểu hiện không bình thường (bỏ ăn, sốt, ho, thở nhanh, tiếng thở khò khè, con vật đi đứng không bình thường, thích nằm, biểu hiện mệt mỏi...) cần tách con vật nhốt riêng để theo dõi; giữ ấm cho con vật, có chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc riêng và điều trị thích hợp.

- Sau khi vật nuôi trở lại bình thường, mới cho nhập đàn trở lại.

- Trường hợp vật nuôi có triệu chứng nặng lên cần báo ngay cho cán bộ thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.

5. Vận chuyển vật nuôi

- Dùng phương tiện vận chuyển chuyên dùng đã được vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc sát khử trùng; che chắn tốt (nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng) để tránh mưa tạt, gió lùa. Mật độ nuôi nhốt phù hợp, tránh không để vật nuôi đè lên nhau. Nếu vận chuyển đường xa cần chuẩn bị thức ăn, nước uống để cho vật nuôi sử dụng. Thực hiện nghiêm kiểm dịch vận chuyển để đảm bảo an toàn dịch bệnh.

  - Khi mới nhập đàn đối với trâu bò, ngoài việc tiêm phòng các loại vắc-xin thông thường cần tiêm phòng thuốc phòng ký sinh trùng đường máu để phòng một số bệnh như tiêm mao trùng, lê dạng trùng, biên trùng.

Nguồn: Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc