Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 5016
Tổng truy cập : 2,007,233

Bà con cần biết

Chủ động phòng, chống bệnh lở mồm long móng trên đàn vật nuôi trong giai đoạn chuyển mùa

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) lây lan qua đường tiếp xúc giữa động vật với động vật thông qua các sản phẩm động vật, thức ăn, nước uống, không khí, chất thải, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, có mang mầm bệnh. Bệnh lây lan từ vùng này sang vùng khác, theo đường vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ở nhiều dạng như thịt ướp đông, da, xương, sừng, móng, sữa, lông,... Để chủ động phòng chống dịch LMLM, người chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp sau:


1. Thực hiện tiêm phòng vắcxin hai lần trong một năm, lần thứ nhất cách lần thứ hai 6 tháng.

2. Cách ly triệt để gia súc ốm, không cho chăn thả tập trung; thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, diệt loài gậm nhấm,... thực hiện tiêu độc, khử trùng khu vực có gia súc bị ốm, chết.

3. Người chăn nuôi gia phải thực hiện “5 không”: không dấu dịch; không mua gia súc, sản phẩm gia súc mắc bệnh; không bán chạy gia súc mắc bệnh; không thả rông gia súc, không vận chuyển gia súc bị bệnh ra khỏi vùng dịch; không vứt xác gia súc bừa bãi ra môi trường.

4. Con giống đưa vào chăn nuôi phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã được tiêm phòng LMLM; trước khi nhập đàn phải được nuôi cách ly 21 ngày. Thức ăn, nước uống dùng trong chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Người vào thăm quan, nhân viên thú y,... trước khi ra, vào khu vực chăn nuôi phải phải được vệ sinh, khử trùng và trang bị bảo hộ.

5. Thực hiện kiểm dịch động vật nghiêm ngặt để khỏi bị lây lan.

6. Nếu phát hiện  gia súc bệnh, chết phải kịp thời khai báo và phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh đồng thời triển khai ngay các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

Phương pháp điều trị bệnh LMLM gia súc:

Bệnh LMLM chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp chủ yếu là nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho con vật bằng cách tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng như: tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cho ăn thức ăn mềm dễ tiêu, bổ sung vitamin, điện giải, các thuốc trợ sức, trợ lực; vệ sinh môi trường, luôn giữ nền chuồng khô ráo, sạch sẽ. Xử lý các vết loét bằng cách bôi các loại thuốc sát trùng như xanh Mê-ty-len, cồn iod, tiêm kháng sinh để chống bội nhiễm.

Để hạn chế dịch bệnh xảy ra, đảm bảo an toàn cho vật nuôi, các hộ chăn nuôi cần nắm vững và áp dụng tốt các biện pháp nêu trên nhằm hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Nguồn: Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc