Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 9026
Tổng truy cập : 1,788,753

Bà con cần biết

Chủ động phòng chống rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen trên lúa mùa

Ngày 3/8, Bộ NN-PTNT đã ra công điện về việc chỉ đạo chống rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen hại lá vụ mùa 2018 tại một số tỉnh phía Bắc.


Lùn sọc đen do vi-rút gây ra thông qua môi giới truyền bệnh là rầy lưng trắng, do đó, tốc độ lây lan rất nhanh và phát triển trên diện rộng trong một thời gian ngắn ở tất cả các vùng sinh thái khác nhau nếu không được phòng, trừ, phát hiện kịp thời.

Dự báo, trong thời gian tới, tình hình thời tiết vẫn có những diễn biến bất thường, mưa nắng xen kẽ là điều kiện thuận lợi cho rầy, trong đó có rầy lưng trắng sẽ tiếp tục gia tăng mật độ, nguy cơ cao lan truyền bệnh lùn sọc đen trên diện rộng.

Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen đến năng suất lúa, bà con cần lưu ý:

Nhận biết bệnh lùn sọc đen hại lúa:

- Cây lúa bị bệnh có triệu chứng chung là thấp lùn, lá xanh đậm hơn bình thường.

- Lá lúa bị bệnh có thể xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá.

- Gân lá ở mặt sau bị sưng lên, rễ kém phát triển và rất dễ nhổ.

- Từ giai đoạn làm đòng, cây lúa bị bệnh thường nảy chồi trên đốt thân và mọc nhiều rễ bất định.

- Trên bẹ và lóng thân xuất hiện nhiều u sáp và sọc đen.

- Khi bệnh nặng, cây lúa không trổ bông được hoặc trổ bông không thoát, hạt bị đen.

Phòng, trừ rầy lưng trắng và bệnh lùn sọc đen:

- Bà con thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện rầy. Khi kiểm tra, phải lội xuống ruộng, rẽ lúa quan sát kỹ phần gốc, nếu thấy mật độ rầy 800 con/m2 (khoảng 20 - 25 con/khóm) trở lên phải phòng, trừ ngay.

- Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Penalty 40WP, Midan 10WP, Oshin 20WP, Sutin 5EC, Chess 50WG… để phòng, trừ rầy lưng trắng.

- Khi phát hiện lúa có những biểu hiện khác thường như trên, cần tiêu hủy kịp thời và khẩn trương phun thuốc phòng, trừ rầy để hạn chế việc lây lan bệnh lùn sọc đen.

 Nguồn: Báo Thái Bình