Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1395
Tổng truy cập : 558,226

Môi trường nông thôn

Công tác bảo vệ môi trường đối với khu công nghiệp

Bài viết khái quát thực trạng sức ép từ các hoạt động phát triển công nghiệp đến môi trường nông thôn và đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường nông thôn đối với các khu công nghiệp và cụm công nghiệp.


Sức ép từ các hoạt động phát triển công nghiệp đến môi trường nông thôn không chỉ từ hoạt động công nghiệp phát triển bên trong khu vực nông thôn như cụm công nghiệp, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ (sản xuất gạch ngói, khai thác cát sỏi ven sông... ) mà còn bao gồm cả hoạt động công nghiệp phát triển bên ngoài khu vực nông thôn như thủy điện, khai thác khoáng sản (khai thác than, vàng...).

Đến nay, trên phạm vi cả nước, đã có 221/251 khu công nghiệp, khu chế xuất (ngoài khu kinh tế) đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, đạt 88,05% (tăng 8,05% so với năm 2017), đạt chỉ tiêu đề ra, trong đó các địa phương có số lượng khu công nghiệp lớn như Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Hà Nội, các tỉnh: Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Quảng Ninh, Bắc Ninh...tỷ lệ này đều đạt 100%.

Đối với các khu công nghiệp còn lại, các doanh nghiệp, cơ sở nằm trong khu công nghiệp đã tự đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt QCVN quốc gia về môi trường trước khi xả ra môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Đã có 121/251 khu công nghiệp lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục đạt tỷ lệ trên 42%. Nhìn chung, nhiều địa phương đã chú trọng lựa chọn, thu hút các dự án công nghệ cao, dự án có tỷ lệ đầu tư về môi trường lớn, một số địa phương đã bước đầu thực hiện việc phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường trong quá trình thu hút đầu tư thông qua việc lựa chọn những ngành nghề, dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch.

Đối với các khu công nghiệp xây dựng mới phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung và được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động. Các địa phương đã tăng cường việc đôn đốc, buộc cơ sở có quy mô xả thải lớn lắp đặt ngay các thiết bị quan trắc, giám sát liên tục, tự động hoạt động xả thải theo quy định của pháp luật và truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường; đã tập trung đôn đốc các cơ sở có lưu lượng thải từ 1000 m3/ngày đêm trở lên và các khu công nghiệp.

Một số địa phưong đã mở rộng đối tưọng phải lắp đặt thiết bị quan trắc, tự động (Hưng Yên yêu cầu các cơ sở có lưu lượng 100m3/ngày.đêm phải lắp đặt thiết bị); bố trí nguồn kinh phí để xây dựng, lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường nước mặt tự động trên các lưu vực sông và hệ thống phần mềm, hạ tầng tiếp nhận số liệu quan trắc môi trường tự động từ các doanh nghiệp trên địa bàn về Sở Tài nguyên và Môi trường (Bình Định, Nam Định, Đồng Tháp, Hậu Giang, Lào Cai, Vĩnh Phúc); xây dựng và ban hành Quy định hoặc văn bản hướng dẫn về yêu cầu kỹ thuật, kết nối dữ liệu hệ thống quan trắc và hoạt động kiểm tra, giám sát các cơ sở thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Hậu Giang, Lào Cai, Vĩnh Phúc...). Đến nay, nhiều khu công nghiệp đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động như: Khai Quang, Bình Xuyên II (Vĩnh Phúc); Nam Sách, Phúc Điền, Tân Trường (Hải Dương); Điện Nam - Điện Ngọc, Bắc Chu Lai (Quảng Nam)...

Cụm công nghiệp: Công tác bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp đã được thực hiện và có bước chuyển biến rõ nét. Cả nước hiện có 669/807 cụm công nghiệp đi vào hoạt động với diện tích đất 21.616,5 ha, trong đó đã cho thuê 9.703 ha (tỷ lệ lấp đầy bình quân 58%), thu hút khoảng 9.818 dự án, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trong đó  276 cụm công nghiệp có báo cáo đánh giá tác động môi trường; 160 cụm công nghiệp có hệ thống tách nước mưa và nước thải; 109 cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tử lệ 15,8%, tăng 58 cụm so với năm 2017 và tăng hơn 2 lần tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung so với năm 2015 (khoảng 6%); 10 cụm công nghiệp có hệ thống quan trắc tự động nước thải. Vùng Tây Nguyên có tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung ít nhất (3%), nhiếu nhất là vùng Đông Nam Bộ (43%).

Phát triển công nghiệp tạo chuyển biến tích cực trong đời sống dân cư, tăng việc làm và an sinh xã hội nhưng rõ ràng, hoạt động này cũng đang gây sức ép lên môi trường tự nhiên, môi trường sống của người dân. Chú trọng phát triển công nghiệp luôn cần có sự đồng bộ với triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường.


65149-ntm.002619_cong-tac-bao-ve-moi-truong-doi-voi-khu-cong-nghiep.pdf